Tu thiền để hiểu được “tức tâm tức Phật”, tâm tĩnh lặng, tỉnh sáng, không khởi lên bất cứ ý niệm gì, biết rõ ràng mọi sự thì đó là tâm Phật. Không mong cầu bất cứ điều thì thì đó cũng là tâm Phật.
>>Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
Trong Phật giáo thì có 3 loại thiền: Tiểu thừa thiền hay gọi là nguyên thủy thiền hoặc gọi cách khác là thiền nguyên thủy, chính là thiền Vipassana; Đại thừa thiền là đi theo tinh thần gọi là thiền quán, tất cả các pháp đều theo tinh thần là không. Thiền Phái Trúc Lâm còn gọi Tổ sư thiền hay gọi là Thiền tông.
Thiền Tông sinh ra rất nhiều hệ phái từ sự truyền thừa Tâm ấn của Đức Phật Thích Ca ngày xưa. Thiền tông được chuyển 28 đời ở bên Ấn Độ, rồi tới tổ thứ 28, tức là Tổ Đạt Ma truyền sang Trung Hoa. Lúc đó truyền tới Nhị Tổ Huệ Khả, rồi tới Tam Tổ Tăng Sáng, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Vì ngài dự đoán có sự tranh dành Y Bát, cho nên nó chỉ là truyền, tức là truyền tâm ấn tâm. Truyền tâm gọi là sự truyền thừa, chứng ngộ. Tức là đều được Lục Tổ ấn chứng.
Rồi từ đó mà chia ra nhiều cái dòng thiền. Trung Hoa rất là nhiều dòng thiền như: dòng Thiền Mân Kế, dòng Thiền Vô Thông, dòng Thiền Thảo Đường… Còn thiền của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử là dòng thiền mà do Phật hoàng Trần Nhân tông sáng lập nên. Có đặc điểm riêng là “trực chỉ, thi vị và tùy duyên”, gọi là dòng thiền Việt Nam. Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã kết hợp của ba dòng thiền: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền Vô Ngôn Thông và Thiền Thảo Đường. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ.
Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có tên gọi là Trực chỉ - tức là chỉ thẳng. Tinh thần của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử là “trực ngộ, truyền thừa và chỉ thẳng” từ Tổ Đạt ma truyền sang. Thể hiện rất rõ qua các bài thi kệ chứng ngộ của Ngài Phật Hoàng như Cư Trần Lạc Đạo, Đắc thú lâm ruyền rhành đạo ca,… Ta có thể chiêm nghiệm những đạo lý vô cùng sâu sắc mà Ngài để lại.
Ngài đi khắp dân gian trừ bỏ mê tín dị đoan và độ được ngài Pháp Loa rồi trở thành người truyền thừa thứ hai - Đệ nhị tổ Pháp Loa, rồi thứ ba là Tam tổ Huyền Quang. Tam Tổ Huyền quang đỗ Trạng Nguyên hai năm rồi mới đi tu, khi đó đã lớn tuổi. Sau đó giao lại cho Quốc sư An Tâm. Hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua 23 vị thiền sư. Tuy nhiên danh sách chỉ là phần biểu hiện bên ngoài, chính “tâm Thiền” mới là mạch sống thật.
Cho đến thế kỷ 17, Thiền Sư Chân Nguyên – người đã khôi phục lại dòng thiền trúc lâm Yên Tử và đến nay vẫn còn lại những di tích mang rất nhiều dấu ấn của thời Hậu Lê. Như chúng ta thấy, các Tháp Tổ Sư Tổ Phật Hoàng, Tam Tổ Huyền Quang, Nhị tổ Pháp Loa sẽ có các hoa văn sông nước thời Trần, nhưng tháp được xây dựng lại từ thời nhà Lê.
Thiền Phái Trúc Lâm còn thể hiện đậm bản sắc dân tộc ở chỗ, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đất nước thái bình thì các Thiền sư trở về với việc tu hành và nghiên cứu để đưa hiểu biết của mình đến với người dân. Khi cần đánh giặc thì vẫn tham gia đánh giặc giữ nước, bảo vệ nhân dân, khi hòa bình thì lại mang tâm thế của người tu hành giảng pháp chính đạo. Đây là tinh thần nhập thế mà các thiền phái trước chưa thực hiện được. Chính tinh thần này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và đã đưa Phật giáo phát triển đạt tới đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam.
>>Cân bằng cảm xúc trong công việc
Ở Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử ta thấy được giá trị chính yếu phi vật thể của dòng thiền “đời đạo song hành”, an bang xã tắc. Có đạo lý tùy duyên, tùy cơ ứng biến. Bất cứ ai, tầng lớp nào trong xã hội đều có thể áp dụng thực hành.
Khi áp dụng thiền ta thấy niềm tự hào về một dòng thiền Việt Nam. Ngay những bạn trẻ nhỏ hay học sinh, các thầy đều nhắc nhở tới chốn Tổ tu tập là tìm về lịch sử dân tộc, các thế hệ tiền nhân đã để lại những tài sản vô giá, để gieo lòng yêu nước trong các bạn.
Tu thiền là để hiểu được “tức tâm tức Phật”, tâm tĩnh lặng, tỉnh sáng, không khởi lên bất cứ ý niệm gì, biết rõ ràng mọi sự thì đó là tâm Phật. Không mong cầu bất cứ điều thì thì đó cũng là tâm Phật.
Hiện nay có rất nhiều cách đặt tên các bài thiền nhưng đó chỉ là phương tiện. Ví dụ như tâm đang loạn, ta đưa đạo lý Tối thượng thừa Thiền sẽ không hiểu được, lắng nghe rồi sẽ trôi qua. Còn tinh thần “trực chỉ, thi vị, tùy duyên” của Thiền Phái Trúc Lâm không phải là chấp ngồi, chấp đứng… mà đạo đời song hành, không phải cứ ngồi yên là thiền, đứng là thiền, mọi hình tướng đều có thể thiền. Không phải cứ hành đạo mới là thiền mà đơn giản là tìm về tâm mình, đó mới là gốc rễ của thiền. Thiền mọi nơi, mọi lúc ở “tâm” và “thân”. Xét về “thân” là thân sinh trưởng, thân tạm bợ.
Nhưng xét về “Trí”, là thuộc về “dụng” hay là “thể” còn theo quan niệm mỗi người. Tâm có bất sinh (tức là Phật) và tâm sinh diệt. Bất sinh thì bất diệt, tâm không vọng niệm, tỉnh thức rõ ràng.
Trí có trí hữu sư và vô sư. Chánh điện tại Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử có một câu “Vô sư trí như tôn” - Trí tuệ không từ thầy mà được. Tâm Phật được gọi theo một cách gọi khác của tâm bất sinh là trí do mình tu hành, nhận ra được bổn phận của mình, còn trí hữu sư là trí do mình học, không phải chân lý tối thượng.
Ngồi thiền cũng là một hình thức để điều trị bệnh của mình trong thân của mình. Còn tu thiền là hướng đến tâm của sự giải thoát sinh tử chứ không mong sự thần thông. Thực hành chính là thiền, là Phật giáo trải nghiệm, đó mới là đúng đường và nên đi. Đây cũng là giá trị của truyền bá văn hóa, di sản.
Có thể bạn quan tâm