“Tổ chức kinh tế và từng Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mạng xã hội trong chiến lược phát triển của mình” là chủ đề được ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch HANSIBA chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) nhận định, trong những năm vừa qua, cùng sự hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Cộng đồng DN và từng người dân Việt Nam đã được tiếp cận các phương tiện thông tin và truyền thông hữu ích từ mạng xã hội (MXH) và thương mại điện tử. Đó cũng là hai lĩnh vực có nước nhảy vọt thần kỳ.
Hiện nay Việt Nam đã có hơn 77,9 triệu người dùng MXH mỗi ngày. Tương tự, trong thương mại điện tử, có đến hơn 45 triệu người Việt mua hàng tiêu dùng trực tuyến, và hơn 70% người tiêu dùng đã từng tìm kiếm và mua sắm trên Internet. Mỗi ngày, người Việt dành trung bình 2 tiếng 21 phút dùng MXH để nhắn tin, kết nối, tương tác, làm việc...
Tính đến tháng 1/2021, có 68 triệu tài khoản Facebook (với 87,3% người dùng trên 13 tuổi) có thể tiếp cận được, tăng thêm 7 triệu so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, YouTube cũng không hề kém cạnh với 55,7 triệu tài khoản có thể tiếp cận được bằng quảng cáo. Việt Nam cũng xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng Tiktok lớn nhất thế giới với khoảng 49,9 triệu người thường xuyên truy cập nền tảng video âm nhạc MXH này.
Đánh giá bức tranh toàn cảnh MXH tại Việt Nam, cũng như sự “mở cửa” để có được “cơ đồ và vị thế trên trường quốc tế hôm nay” của Đất nước. Trong đó có những “định hướng và dẫn dắt” cộng đồng DN từ các quyết sách lớn của Đảng-Nhà nước Việt Nam thời kỳ “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có nhiệm vụ, giải pháp về phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, kinh tế số … được nêu rõ tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về xây dựng phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới” đã ban hành ngày 10/10/2023 vừa qua.
Ông Nguyễn Vân cho rằng, sẽ là một thiếu sót, lãng phí lớn nếu DN “bỏ quên” MXH trong chiến lược phát triển, tận dụng những lợi thế của công nghệ thông tin. Là người có hơn gần 10 năm tham gia đồng hành với các DN trong các tổ chức Hiệp hội quy tụ nhiều DN vừa và nhỏ, DN sản xuất và kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, sản phẩm, linh kiện công nghiệp hỗ trợ, hạ tầng khu công nghiệp, thương mại dịch vụ… tại Hà Nội-Việt Nam.
Ông Vân chia sẻ rất nhiều tổ chức, các DN, thậm chí tập đoàn lớn phải trả giá đắt vì coi thường… MXH. Đặc biệt là các DN bỏ qua thông tin tiêu cực phản ánh trên mạng, những ý kiến của cộng đồng Báo chí nêu ra, góp ý về hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, quản trị DN của mình chưa được ổn. Rất nhiều trường hợp cho thấy, có khi chỉ từ 1 dòng trạng thái (status) của ai đó trên Facebook rồi thông tin lan toả, báo chí vào cuộc, cơ quan chức năng tham gia… đến khi lãnh đạo tổ chức và DN đó nhận ra thì đã quá muộn.
"Đừng quên lỗ thủng nhỏ cũng có thể làm đắm một con thuyền lớn. Ngày nay không thể kinh doanh lớn mà không nghĩ tới “xã hội”(social), tới “social network” (mạng xã hội - MXH) ở thế giới đa chiều, nhiều biến đổi. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã đang lan toả tới từng người Việt Nam, đến từng DN, có trong đời sống thực tế hàng ngày, ở chiếc điện thoại thông minh bỏ túi áo vest, trong ví da cầm tay của từng Doanh nhân.
Hãy tận dụng và coi MXH như một kênh truyền thông chủ động, đồng thời nắm trong tay công cụ để lắng nghe thông tin, xử lý tình hình ngay ở thời điểm tốt nhất". Trong lúc làm ăn, kinh doanh thuận lợi hay khi khó khăn, DN, doanh nhân Việt càng phải nghiên cứu đầu tư vào MXH. Để có thêm “công cụ”, “vũ khí chiến đấu” trong công tác phát triển kinh tế của tổ chức mình, làm giàu chính đáng từ đó chung tay xây dựng một Việt Nam thêm hùng cường và giàu đẹp./.
Có thể bạn quan tâm
17:00, 11/10/2023
00:30, 04/10/2023
18:00, 26/09/2023
06:44, 08/09/2023