Tăng 12 bậc về môi trường kinh doanh, điều gì hấp dẫn doanh nghiệp FDI?

THY HẰNG 24/05/2023 14:48

Báo cáo mới của Economist Intelligence Unit (EIU) cho thấy Việt Nam là quốc gia có động lực lớn nhất trên toàn thế giới, tăng 12 bậc trong bảng đo lường mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh.

>>>Doanh nghiệp FDI “hiến kế” cải thiện môi trường kinh doanh

Báo cáo mới được công bố bởi Economist Intelligence Unit (EIU) cho thấy Việt Nam là quốc gia có động lực lớn nhất trên toàn thế giới, tăng 12 bậc trong bảng đo lường mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh.

Đánh giá cho thấy Việt Nam và Thái Lan có chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đánh giá cho thấy Việt Nam và Thái Lan có chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh mới được công bố bởi Economist Intelligence Unit (EIU) đo lường mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại 82 quốc gia hàng quý, sử dụng khung phân tích tiêu chuẩn với 91 chỉ số.

Singapore đứng đầu bảng xếp hạng mới nhất của EIU, trong khi Việt Nam có sự cải thiện đáng kể nhất. Điểm số của Trung Quốc giảm với biên độ lớn nhất. Những cải thiện lớn nhất trong năm qua là ở Việt Nam, Thái Lan, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ và Costa Rica.

Đáng lưu ý, Việt Nam là quốc gia có động lực lớn nhất trên toàn thế giới, tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng, trong khi Thái Lan tăng 10 bậc và Ấn Độ tăng 6 bậc.

Đánh giá cho thấy Việt Nam và Thái Lan có chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, ổn định, không ngừng được cải thiện, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 4/2023, Việt Nam đã thu hút được khoảng gần 446 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, khoảng 280 tỷ đã được giải ngân. 

Tuy nhiên, thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Trên toàn cầu, tăng trưởng thấp. Các nền kinh tế vẫn tiếp tục được cảnh báo đối diện nguy cơ suy thoái và tổng cầu cũng đang giảm rất nhanh. Xung đột Nga - Ukraine còn phức tạp và kéo dài. Thị trường tài chính, nợ công, thiên tai, biến đổi khí hậu… tiềm ẩn nhiều rủi ro.

"Bối cảnh này đã ảnh hưởng lớn đến dòng vốn đầu tư toàn cầu, trong đó có Việt Nam, cộng thêm nhiều vấn đề phát sinh như từ năm 2024 dự kiến áp dụng thuế xuất tối thiểu toàn cầu 15%... nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đang trong xu hướng chung là có sự chậm lại. Đã có những dấu hiệu cho thấy các tập đoàn lớn cẩn trọng hơn và kỹ lưỡng hơn trong quá trình xem xét việc tiếp tục đầu tư ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2023, các dự án vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm đạt gần 8,89 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 5,85 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.

>>>Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư vào Hòa Bình

Trong bối cảnh nhiều thách thức đó, để tăng cường năng lực cạnh tranh, xa hơn nữa là vì sự phát triển bền vững của Việt Nam và các doanh nghiệp FDI, đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đề xuất Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư cũng như thực hiện cam kết, xây dựng lòng tin giữa Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp.

đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đề xuất Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư cũng như thực hiện cam kết, xây dựng lòng tin giữa Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đề xuất Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư cũng như thực hiện cam kết, xây dựng lòng tin giữa Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp.

Về phần mình, Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhận định, xu thế hiện nay, dòng vốn đầu tư toàn cầu đang tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, năng lượng sạch… Đây cũng chính là những lĩnh vực mà Việt Nam đang đặt trọng tâm ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài và dành nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, qua đó sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

"Do đó, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, chúng tôi kêu gọi và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực nói trên, ưu tiên đầu tư các dự án sử dụng ít lao động, năng lượng, đất đai, tài nguyên, đem lại giá trị gia tăng cao, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bao trùm và bền vững nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ nâng cao năng lực và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu", Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Ninh Thuận: Đột phá cải thiện môi trường kinh doanh

    11:18, 29/04/2023

  • Bắc Kạn: Mong doanh nghiệp hiến kế cải thiện môi trường kinh doanh

    23:29, 27/04/2023

  • Doanh nghiệp FDI “hiến kế” cải thiện môi trường kinh doanh

    04:10, 27/04/2023

  • Chung tay xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi

    17:03, 25/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng 12 bậc về môi trường kinh doanh, điều gì hấp dẫn doanh nghiệp FDI?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO