Tăng giá điện: Đã đúng và trúng thời điểm?

Trương Khắc Trà 08/03/2019 11:08

Ước tính, việc tăng giá điện thêm 8,36% vào cuối tháng 3 sẽ làm tăng CPI 0,26 - 0,31%, làm giảm GDP 0,22 - 0,25% và khiến chỉ số sản xuất (PPI) tăng 0,15-0,19%.

Theo lộ trình, cuối tháng 3 này, giá điện tăng đến 8,36%, giá bán lẻ bình quân sẽ tăng từ 1.720,65 đồng lên 1.864,49 đồng/kwh. Một động thái… tuy nhẹ của ngành điện nhưng quẳng biết bao nỗi lo đến người nghèo.

Trong 10 năm qua, giá điện đã điều chỉnh 9 lần, mức cao nhất 15,28% và thấp nhất 5%. Ước tính, việc tăng giá điện thêm 8,36% vào cuối tháng 3 sẽ làm tăng CPI 0,26 - 0,31%, làm giảm GDP 0,22 - 0,25% và khiến chỉ số sản xuất (PPI) tăng 0,15-0,19%. 

Xét trong mối tương quan giữa ngành điện và các ngành liên quan thì tăng giá điện vào thời điểm đầu năm 2019 là hợp lý. Vì không tạo ra áp lực như dịp cuối năm và đúng vào lúc bất động sản có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tăng giá điện vào thời điểm này là hợp lý?

Tăng giá điện vào thời điểm này là hợp lý?

Nhưng một bài toán thường trực là không ai khác chính người tiêu dùng và đối tượng yếu thế nhất trong xã hội phải gánh chịu tác động của giá điện tăng.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tăng giá điện năm 2019 cần cân nhắc mức phù hợp

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tăng giá điện năm 2019 cần cân nhắc mức phù hợp

    11:05, 25/10/2018

  • Tăng giá điện năm 2019: Cái khó… “ló” cái khôn?

    Tăng giá điện năm 2019: Cái khó… “ló” cái khôn?

    10:27, 10/10/2018

Có ý kiến lo lắng cho doanh nghiệp - nhưng thật ra doanh nghiệp vẫn còn cách bù vào chi phí bằng cách tăng giá sản phẩm, và có thể cắt giảm lương nhân công, thậm chí có thể là động lực để sắp xếp lại cách thức tổ chức sản xuất, tăng năng suất lao động…

Nhà nước - cụ thể là ngành điện lực sẽ có nguồn thu thêm không ít- mà theo họ có thể bù lỗ!

Vậy nên, tầng lớp nằm ngoài chuỗi lợi nhuận của ngành điện (tiêu thụ thuần túy) sẽ phải chịu thiệt thòi, là những người thuê trọ, tầng lớp lao động chân tay, buôn bán nhỏ…Ở nước ta có hàng chục triệu người như vậy.

Biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn, nhất là những ngành như sản xuất sắt thép, xi măng, nhu yếu phẩm...

Hàng trăm ngàn doanh nghiệp nếu không muốn bị thua lỗ buộc phải tăng giá, đây là nguyên nhân trực tiếp đẩy CPI (chỉ số giá tiêu dùng) lên cao. Đây cũng là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát - nỗi ám ảnh của bất kỳ quốc gia nào.

Trong khi đó chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô luôn dành sự quan tâm không nhỏ để kiềm chế lạm phát. Tăng giá điện, về bản chất là mâu thuẫn với chính sách kiềm chế lạm phát. Đó là lý do vì sao giá điện không tăng trong các năm 2016, 2017 và 2018.

Có thể thấy, từ khoảng 2016 đến 2018 cũng là thời gian chúng ta kiềm chế lạm phát rất tốt, nền kinh tế tăng tưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, song song với cơn sốt bất động sản lên đến đỉnh điểm, kéo theo một loạt mặt hàng phục vụ xây dựng tăng giá.

Nhưng, ở phương diện khác, chúng ta không thể lý luận rằng, do giá điện hay giá xăng của Việt Nam thấp hơn thế giới (tăng cho bằng?). Công việc của chính sách là làm sao để người dân cảm thấy dễ sống, thu nhập tăng lên trong khi các khoản chi bắt buộc (thuế, phí, giá cả…) phải ít đi.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có lợi thế phát triển thủy điện, hơn 3.450 hệ thống sông lớn nhỏ và lượng mưa cao hằng năm. Tính đến thời điểm năm 2018, hiện tại có 205 dự án nhà máy thủy điện với tổng công suất 6.198,88 MW đang xây dựng và đã vận hành.

Các yếu tố đầu vào trong phương án giá điện năm 2019 đã đưa vào tính toán các chi phí đầu vào có tác động đến giá điện, như: giá than nội địa; giá than pha trộn giữa than nhập khẩu với than sản xuất trong nước của một số nhà máy điện; giá khí đốt…

Đối với nhiệt điện, Việt Nam từng sở hữu nguồn than vô cùng phong phú, nhưng đang buồn là gần đây bắt đầu phải nhập khẩu than - đây cũng là lý do khiến chi phí sản xuất điện bị đội lên.

Thay vì sử dụng một chính sách “cơ học” là tăng giá điện, tại sao chúng ta không tư duy theo hướng cải tổ ngành điện, tăng năng suất, tinh gọn bộ máy, giảm chi thường xuyên…(!?)

Điện cũng là một loại hàng hóa, nguyên tắc chung của thị trường giá cả hàng hóa sẽ có chiều hướng giảm theo thời gian - khi đối mặt với quy luật “cạnh tranh”, “cung cầu” theo hàng ngang.

Dân không giàu nước mới nghèo, còn dân khá giả không lo nước chậm phát triển. Không hẳn nhiên mà làn sóng phản đối BOT trào dâng như hiện nay khi người dân cảm nhận được công cuộc mưu sinh ngày càng khốn khó, thuế phí hàng trăm loại bủa vây thì tiếng nói phản đối cũng là dễ hiểu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng giá điện: Đã đúng và trúng thời điểm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO