Tăng giá điện - góc nhìn mở

MINH TUẤN 10/05/2023 05:00

Hơn 4 năm nay giá điện không thay đổi, EVN chia sẻ khó khăn cùng người dân trong thời gian dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Giờ là lúc người dân cần đồng hành cùng EVN cho hài hoà lợi ích đôi bên.

>>Tăng giá điện: Từ con số vĩ mô đến thực tế đời sốngBảng giá điện mới từ ngày 4/5

Bảng giá điện mới từ ngày 4/5 (Nguồn: EVN)

Có lẽ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm tốt nhiều việc về chuyên môn, nhưng chưa làm tốt về truyền thông, cũng như cơ bản lượng điện sản xuất và cơ sở hệ thống hạ tầng hệ thống lưới điện của EVN chưa đáp ứng kịp được với nhu cầu trong nước; cho nên trong suy nghĩ của nhiều người, EVN là ngành hoàn toàn độc quyền mà quên đi việc EVN luôn phải tuyên truyền về việc sử dụng tiết kiệm điện, nhất là vào giờ cao điểm.

Nói vậy bởi nếu thực sự độc quyền thì EVN chẳng cần phải hô hào việc tiết kiệm điện, cứ để người dân dùng thoải mái, đẩy giá lên cao kiếm lợi nhuận. Ít người để ý tìm hiểu rằng EVN muốn tăng giá là phải theo chỉ đạo từ Chính phủ, vì điện là mặt hàng năng lượng đặc biệt có tính chiến lược nên nhà nước quản lý giá. Như lần tăng giá này, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg từ ngày 30/6/2017, nhưng đến ngày 27/4/2023 EVN mới ra Quyết định 377/QĐ- EVN về việc tăng giá điện áp dụng từ 4/5/2023. 

Tuy chưa có hoá đơn điện của lần tăng giá này, nhưng tôi nhẩm tính với phần tăng thêm 3% thì như gia đình tôi và hàng xóm trung bình hoá đơn điện vào mùa hè cho 4 người là 890.000 đồng, nay sẽ tăng thêm 26.700 đồng. Ở cửa hàng tôi kinh doanh trung bình hoá đơn điện là 4.600.000 đồng, nay sẽ tăng thêm 138.000 đồng (quán chạy máy làm kem tươi cùng các tủ mát, hệ thống ánh sáng) thì cũng không có ảnh hưởng quá nhiều đến chi tiêu sinh hoạt cuộc sống gia đình cũng như việc kinh doanh. Có chăng là thêm việc nhắc nhở con cái sử dụng tiết kiệm điện hơn thôi.

Tôi từng đi du lịch ra các hòn đảo nhỏ như hòn Dáu ở Hải Phòng, đảo Trần ở Quảng Ninh đều được dùng điện lưới quốc gia, nên hiểu ra vấn đề, nếu để tư nhân hoá ngành điện thì chẳng bao giờ những nơi này có điện. Thậm chí đến cả đảo Cát Bà nổi tiếng về du lịch đi chăng nữa thì tiền điện thu cũng chẳng đủ bù chi con số đầu tư cho việc kéo điện ra đảo, chưa kể việc bảo dưỡng duy trì cùng việc trả lương nhân viên đảm bảo hoạt động của đường dây.

Nếu chỉ tính toán lỗ lãi thì sẽ không bao giờ EVN đầu tư vào đây mà chấp nhận lấy lãi chỗ này bù lỗ chỗ kia. Việc EVN làm được là kéo được điện lưới đến tận các thôn bản, hải đảo xa xôi góp phần thay đổi cuộc sống cho người dân sống ở nơi đó.

ggg

Nên có cái nhìn khách quan nhất trong việc tăng giá điện của EVN.

>>Giá điện tăng – Làm gì để kiểm soát lạm phát?

>>Thận trọng tăng giá điện

>>Công khai, minh bạch giá điện: Tại sao không?

Điện là loại hàng hoá đặc biệt không để vào tủ cấp đông hay lưu kho để tồn dùng dần được, làm ra điện là phải dùng hết, nếu lúc cao điểm tiêu thụ nhiều thì thuỷ điện phải xả thêm nước dự trữ chạy tổ máy, nhiệt điệt phải đốt thêm than, máy phát thì phải thêm dầu và chắc chắn lúc này giá thành sản xuất điện sẽ cao lên mà giá bán thì không thay đổi (dù có cách tính giá điện riêng cho giờ cao điểm, thấp điểm và giờ trung điểm). Nhân viên làm điều độ điện dịp nào nắng nóng là phải căng hết sức cộng cả tăng ca, thêm giờ nhằm đảm bảo hoạt động ổn định cho lưới điện.

Chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện, tiếc thay Việt Nam chưa sản xuất được, phần lớn phải nhập về từ nước ngoài, nên giá thành còn cao hơn ở các nước phát triển do họ không mất chi phí vận chuyển, thuế má..., trong khi nguyên liệu vận hành nhà máy nhất là nhiệt điện cũng là than mua từ Nga hay Indonesia..

Thời gian gần đây trong năm 2022 giá than tăng 264%, giá dầu tăng 143% so với năm 2021 trong khi 43.5% tổng sản lượng điện quốc gia là từ nguồn nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu. Nếu cứ duy trì giá bán hiện tại, EVN sẽ không còn khả năng bù lỗ khi lỗ luỹ kế năm 2022 và 2023 ước tính lên tới 68 ngàn tỷ đồng, dẫn đến khả năng mất an toàn vốn của nhà nước về ngành điện cũng như không có khả năng duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng chứ chưa nói tới đầu tư xây dựng nhà máy mới. 

Nếu để tư nhân hoá ngành điện cho tự do cạnh tranh không có sự kiểm soát tầm vĩ mô của Chính phủ, có lẽ chúng ta không được dùng giá ưu đãi như hiện nay vì đơn giản chỉ cần so với Nhật Bản, giá điện của EVN vẫn rẻ hơn nhiều. Nngười viết từng ở Nhật một mình một phòng, đi làm từ sáng đến chiều mà chi phí tiền điện là hơn 4 ngàn Yên, tương đương 800 ngàn tiền Việt một tháng; cho dù ở Nhật có tới 10 công ty lớn về điện cạnh tranh giá bán với nhau, có cả điện hạt nhân với giá thành sản xuất rất rẻ chiếm tới 25% tổng sản lượng điện cả nước.

Hơn 4 năm nay giá điện không thay đổi, EVN chia sẻ khó khăn cùng người dân trong thời gian dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Giờ là lúc người dân cần đồng hành chia sẻ cùng EVN cho hài hoà lợi ích đôi bên. Điều người dân cần minh bạch là các khoản đầu tư EVN bên ngoài ngành điện có hiệu quả hay không? Ai là người chịu trách nhiệm nếu những khoản đầu tư đó không đem lại lợi ích cho EVN nói riêng và người dân Việt Nam nói chung?

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng giá điện: Từ con số vĩ mô đến thực tế đời sống

    05:00, 06/05/2023

  • Giá điện tăng – Làm gì để kiểm soát lạm phát?

    04:00, 05/05/2023

  • Giá điện bán lẻ tăng 3% từ hôm nay (4/5)

    11:00, 04/05/2023

  • Chuyện “con lãi, mẹ lỗ” và đề xuất tăng giá điện của EVN

    03:40, 19/04/2023

  • Công khai, minh bạch giá điện: Tại sao không?

    03:00, 11/04/2023

  • EVN trước áp lực tăng giá điện

    03:00, 09/04/2023

  • Tăng giá điện: Khó chồng khó!

    03:00, 07/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng giá điện - góc nhìn mở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO