Việc tăng giá điện sẽ tác động đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, chi phí sản xuất đội lên rất nhiều.
>>Thận trọng tăng giá điện
"Áp lực tăng giá điện là rất lớn và Bộ Công Thương đang trình phương án tăng giá bán lẻ" - Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Công Thương thông tin với báo chí mới đây.
Theo ông Hải, mức tăng giá cụ thể, thời điểm tăng sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tổng hoà lợi ích như bài toán cân đối tài chính cho EVN, lợi ích người dân, doanh nghiệp sản xuất và kiểm soát lạm phát.
Trước đó, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm 2021 là 419.031,80 tỷ đồng, năm 2022 là 493.265,30 tỷ đồng bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện và phụ trợ - quản lý ngành.
Theo Bộ Công Thương, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2021 của EVN tương ứng khoảng 1.859,90 đồng/ kWh, tăng hơn 33,68 đồng (tương ứng khoảng 1,84% so với giá thành sản xuất điện/kWh năm 2020 (1.826,22 đồng). Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% (tương ứng khoảng 172,36 đồng/ kWh) so với năm 2021.
Đáng chú ý, các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN và các đơn vị thành viên).
Về doanh thu sản xuất và phân phối điện, báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, hai năm liền 2021 và 2022, EVN đang chịu lỗ, trong đó năm 2021 lỗ hơn 975,31 tỷ đồng và năm 2022, lỗ hơn 36.294,15 tỷ đồng (sau khi trừ hơn 10.058,53 tỷ đồng tiền lãi kinh doah), lỗ năm 2022 của EVN liên quan đến sản xuất điện là hơn 26.235,78 tỷ đồng (tương ứng hơn 1,1 tỷ USD). Tổng lỗ 2 năm của EVN là hơn 27.211,09 tỷ đồng (tương đương 1.2 tỷ USD), áp lực ngày càng lớn nếu năm 2023 giá điện không được tăng.
Như vậy, với giá bán lẻ điện bình quân duy trì ở mức 1.864,44 đồng một kWh từ tháng 3/2019 đến nay, EVN lỗ gần 168 đồng mỗi kWh điện bán ra. Cả năm ngoái, tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện, nếu trừ thu nhập tài chính khác, số lỗ giảm còn 26.236 tỷ đồng.
Đây là cơ sở để Bộ và EVN đã tính toán, đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện. Các phương án tăng giá điện bán lẻ bình quân đã được đưa lên Chính phủ xem xét và quyết định, đại diện EVN cũng khẳng định chắc chắn sẽ phải tăng giá điện thời gian tới.
>>Liệu giá điện có tăng đến 10%?
>>Có nên điều chỉnh giá điện chuyển tiếp?
>>Tăng giá điện phải cân nhắc tác động đến lạm phát
Việc tăng giá điện sẽ tác động đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp, chi phí sản xuất đội lên rất nhiều.
Ông Nguyễn Đức Thăng, giám đốc điều hành công ty, cho hay chi phí tiền điện mỗi tháng khoảng 400 triệu đồng. Do đó, việc tăng giá điện trong bối cảnh đơn hàng ảm đạm hiện nay cần được cân nhắc kỹ lưỡng về mức tăng và lộ trình.
Theo ông Thăng, hiện nay đơn hàng doanh nghiệp nhận được rất ít, chỉ rải rác một số đơn hàng của tháng 4, tháng 5, còn cuối năm vẫn đang chờ đợi. Các mặt hàng doanh nghiệp chuyên sản xuất là áo jacket, áo khoác… cũng không có nhiều đơn hàng.
Tương tự, ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á cũng khẳng định việc tăng giá điện sẽ tác động ngay đến chi phí sản xuất của mọi ngành sản xuất. Đặc biệt với ngành thép nói chung và ngành mạ - đây là những ngành tiêu tốn nhiều điện năng, nên việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn.
Ông Trung cho rằng, sức mua giảm sút trong khi mọi chi phí đều tăng, theo ông sẽ là gánh nặng lớn với doanh nghiệp nếu giá điện tăng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Minh - Giám đốc điều hành một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Hà Nội cho biết, thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu đã “chặn” được đà tăng mạnh, nhưng các nguyên vật liệu sản xuất khác như bao bì, vỏ sản phẩm đã tăng trên 20%. Doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm, nhưng mức tăng chưa tới 8% nhằm giữ chân khách hàng.
Ở góc độ chuyên gia kinh tế, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, trong khi EVN than chi phí đầu vào tăng khiến doanh nghiệp lỗ, giá than tăng nhưng một chính sách đột phá để sớm phát điện tái tạo lên lưới điện vẫn còn quá chậm và đến nay chưa thấy lối ra.
Ông Phú cho biết, nhà đầu tư từng đề xuất bán lại bằng 90% giá nhập khẩu, mới đây, một số nhà đầu tư còn đề xuất cho phát lên lưới điện chỉ tạm thu 50% giá để giảm lãng phí năng lượng, giảm áp lực cho nhà đầu tư. "Bộ Công thương nên lưu ý điều này chứ đừng chỉ đạo mãi hoàn thành giá đàm phán trong khi vướng tắc đủ đường nữa". - ông Phú góp ý.
Theo ông Phú, chúng ta đã có khung giá điện tái tạo chuyển tiếp từ tháng 1, đến tuần cuối cùng tháng 3, Bộ lại hối thúc EVN phải đàm phán, chốt giá với nhà đầu tư điện tái tạo… Rồi không ai nộp hồ sơ, không đàm phán được. "Giá điện và nhu cầu sử dụng điện của người dân, doanh nghiệp cần những chính sách dứt khoát để tránh lãng phí điện", ông Phú nói.
Có thể bạn quan tâm
05:05, 06/04/2023
11:00, 22/02/2023
12:12, 15/02/2023
04:00, 15/02/2023
04:00, 10/02/2023
05:10, 09/02/2023
05:00, 09/02/2023