Tăng giá điện phải cân nhắc tác động đến lạm phát

Diendandoanhnghiep.vn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn nhạnh tại buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Điện tực Việt Nam (EVN), ngày 15/2/2023.

>> Tăng giá điện – Tránh tạo “gánh nặng” lên doanh nghiệp

Lãnh đạo EVN đánh giá, 2022 là năm cực kỳ khó khăn với ngành điện - Ảnh minh họa: DV

Lãnh đạo EVN đánh giá, 2022 là năm cực kỳ khó khăn với ngành điện - Ảnh minh họa: DV

Ngày 15/2, Bộ Công Thương và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tại buổi làm việc, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN đã báo cáo, trình bày về tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và dự kiến kế hoạch năm 2023 của EVN, trong đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2023.

Ông Trần Đình Nhân thông tin, trong bối cảnh EVN đang lỗ nặng, có thể không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo EVN tuân thủ quy trình tại Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Theo Quyết định 24, giá bán lẻ điện bình quân tăng 3-5%, EVN được quyền quyết định điều chỉnh. Mức biến động giá bán lẻ điện bình quân 5-10%, thẩm quyền quyết định thuộc Bộ Công thương và trên 10% Thủ tướng quyết định điều chỉnh giá bán lẻ bình quân.

"Việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đúng quy định". - Tư lệnh ngành Công Thương lưu ý.

Theo các chuyên gia, tăng giá điện cần sự tính toán cụ thể để đảm bảo hài hòa lợi ích - Ảnh minh họa: VNB

Theo các chuyên gia, tăng giá điện cần sự tính toán cụ thể để đảm bảo hài hòa lợi ích - Ảnh minh họa: VNB

>> Tăng giá điện: Cần hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - người dân

>> Chờ... tăng giá điện

>> Tăng giá điện – Tránh tạo “cú sốc” cho người dân, doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng có ý kiến chỉ đạo các cục, vụ thuộc Bộ Công Thương phối hợp với EVN triển khai các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đầu tư xây dựng các dự án điện và thị trường điện, cơ chế bán điện.

Theo đó, đối với đầu tư xây dựng, giải quyết các kiến nghị liên quan đến cung cấp khí cho các dự án nhà máy nhiệt điện trong trung tâm điện lực Ô Môn, Dung Quất; thẩm định thiết kế kỹ thuật theo từng đợt đối với phần còn lại của dự án Quảng Trạch I; thẩm định báo cáo thiết kế kỹ thuật dự án thủy điện tích năng Bác Ái; hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nhu cầu phụ tải và phương án cấp điện cho Côn Đảo; bảo đảm cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN chủ động tham gia đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ chế giá điện, thị trường điện tại Luật Điện lực, cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA để bảo đảm giá điện phản ánh đầy đủ yếu tố thị trường, tạo môi trường bình đẳng giữa các bên trong hoạt động điện lực...

Trước đó, EVN đã đề xuất tăng giá điện trong bối cảnh doanh nghiệp này ước lỗ hơn 30.000 tỷ đồng năm 2022 do giá nhiên liệu tăng cao. Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỷ đồng; trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng.

Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN lũy kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng. Với số lỗ dự kiến trên, EVN nhận định, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, EVN sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.

Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Với việc điều chỉnh này, giá điện dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2023.

Theo quyết định, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

So với Quyết định 34/2017/QĐ-TTg thì khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh như sau: mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.606,19 đồng/kWh); mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng  537,67 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.906,42 đồng/kWh).

Khung giá bán lẻ điện bình quân là mức sàn và trần để Chính phủ quy định giá bán lẻ điện bình quân. Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng giá điện phải cân nhắc tác động đến lạm phát tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189908 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189908 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10