Theo ông Phạm Lương Sơn. Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam: Làm sao để người dân hiểu được lợi ích của chính sách để đạt mục tiêu ba triệu người tham gia BHXH tự nguyện vào năm 2020.
Việt Nam hiện mới có khoảng 29% số người lao động tham gia BHXH. Ccó tới 71% số người lao động trong toàn xã hội chưa tham gia, chủ yếu là nông dân và lao động nông thôn, lao động phi chính thức.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 12/07/2018
00:13, 06/07/2018
14:50, 27/06/2018
Chính sách chưa thu hút
Kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện từ năm 2008 đến hết 2017 cho thấy, mặc dù nhóm đối tượng này tham gia ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thật sự thu hút người dân...
Một trong những nguyên nhân chính của việc triển khai chính sách chưa hiệu quả là do nhiều người vẫn chưa hiểu và nhận thức đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện.
Thậm chí, một bộ phận người dân còn chưa biết đến chính sách BHXH tự nguyện, do công tác tuyên truyền về chính sách này chưa thật sự sâu rộng.
Cùng với đó, người lao động ở Việt Nam chưa có thói quen tham gia BHXH khi trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già, thu nhập của người lao động ở nông thôn còn thấp, bấp bênh, không ổn định.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người lao động khi mới thiết kế hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Trong khi, người lao động rất cần thụ hưởng các chế độ về thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ có ở BHXH bắt buộc.
Đặc biệt, người tham gia tự nguyện phải đóng 22% mức thu nhập khai đóng BHXH tự nguyện. Và nếu đóng theo mức thấp nhất là mức chuẩn nghèo nông thôn thì mức đóng góp ít, thời gian tham gia dài... cho nên chưa tạo sức hấp dẫn.
Tăng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH
Một khảo sát về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của Viện Khoa học Lao động và Xã hội phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, có tới 35,2% số lao động phi chính thức chưa tham gia BHXH tự nguyện mong muốn tham gia. Đặc biệt, 8,5% số lao động cho biết sẽ tham gia BHXH tự nguyện nếu có sự điều chỉnh, bổ sung các quy định theo hướng hợp lý và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của ngành BHXH...
Hiện, BHXH Việt Nam đã đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu tăng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện, nhất là đối tượng không thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi chính sách để BHXH tự nguyện hấp dẫn và thu hút người lao động hơn, đa dạng loại hình và mức đóng bảo hiểm để phù hợp mức thu nhập khác nhau của người lao động, nhất là người thu nhập thấp, người nghèo khu vực phi chính thức.
Thẻ BHYT điện tử: giải pháp cho tương lai Việc cấp đổi thẻ BHYT theo mã số BHXH được BHXH xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách trong tiến trình đổi mới, hiện đại hoá các quy trình quản lý nghiệp vụ. Mục tiêu cấp mã số là nhằm quản lý xuyên suốt quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT. Đồng thời làm căn cứ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử cho người dân. Việc cấp mã số BHXH đã và sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho cơ quan BHXH mà còn mang lại lợi ích cho người tham gia, cũng như mang lại lợi ích cho đơn vị sử dụng lao động. Thời gian qua Lãnh đạo BHXH Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các vụ, ban nghiệp vụ tập trung nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở vật chất để chuẩn bị phát hành thẻ BHYT điện tử tích hợp các tính năng tra cứu, giúp giải quyết các quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN một cách đầy đủ và thuận tiện nhất, nhưng giá cả lại phù hợp với điều kiện kinh tế. Đặc biệt BHXH Việt Nam đã tập trung nguồn lực lớn để phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc với mục tiêu đến hết tháng 6 năm 2018 sẽ hoàn thành việc cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH và hết tháng 9 năm 2018 sẽ hoàn thành việc trả sổ BHXH cho người lao động. Việt Nga |