Tăng tốc giảm nghèo đa chiều vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Dự án tăng tốc phát triển KTXH và giảm nghèo đa chiều vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam là cơ hội thử nghiệm, đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm để thoát nghèo, thúc đẩy phát triển KTXH.

Đây là chia sẻ của bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam tại Lễ công bố dự án tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo đa chiều vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Chương trình được Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Đại sứ Úc tại Việt Nam tổ chức ngày 21/12.

Tình trạng nghèo đói kéo dài và ở mức cao trong các nhóm dân tộc thiểu số là thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Do đó, Việt Nam đã ban hành một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự án tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo đa chiều vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các đối tác từ Trung ương đến địa phương để phát huy vai trò và thế mạnh của họ trong thiết kế và thực nghiệm các giải pháp sang tạo, thành công (giai đoạn 2020-2021) và lựa chọn nhân rộng các giải pháp trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.Ông

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Dự án tập trung hỗ trợ phát triển hệ sinh thái toàn diện để thúc đẩy các giải pháp sáng tạo địa phương; Huy động các bên liên quan tham gia vào quá trình học hỏi để chia sẻ kiến thức về các giải pháp,các điều kiện cần và đủ cho các mô hình thành công cũng như trở ngại trong nhân rộng và thực thi các giải pháp phù hợp với điều kiện của các địa phương để tăng tốc giảm nghèo đa chiều và phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS.

Bà

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam

Phát biểu tại Lễ công bố, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, "đây là cơ hội thử nghiệm, đổi mới sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm để thoát nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. UNDT sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc, các tỉnh thành của Việt Nam trong quá trình này".

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Đỗ Văn Chiến phát biểu nhấn mạnh.

"Chỉ tính riêng tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 1 (2021-2025) được Quốc hội phê duyệt ở mức tối thiểu là hơn 137.000 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực công tác dân tộc". Uỷ ban Dân tộc sẽ nỗ lực hết mình, cam kết sử dụng nguồn tài chính hợp lý, hiệu quả để đạt được mục tiêu của Dự án, ông Đỗ Văn Chiến nói.

Tại buổi lễ, dưới sự chứng kiến của Đại sứ Úc và các đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đã ký kết Văn kiện dự án.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu cùng thảo luận, chia sẻ về các sáng kiến giảm nghèo, sáng tạo thành công và bền vững; Hợp tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng DTTS; Chia sẻ kinh nghiệm khả năng phục hồi và thích ứng của phụ nữ DTTS chịu tác động của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng tốc giảm nghèo đa chiều vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715131805 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715131805 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10