Với 92,16% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, với GDP tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%.
Với 92,16% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, với GDP tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%.
Qua dự báo và các cân đối của nền kinh tế cũng như tham khảo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội mức tăng GDP 6,6-6,8% cho năm 2019 là bảo đảm tính thận trọng, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, tiếp tục tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và giải quyết các vấn đề xã hội.
5 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%. |
Tăng trưởng dần dịch chuyển sang chiều sâu
Trước đó, tại Báo cáo Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang ngày càng ổn định và chuyển dịch sang chiều sâu.
Nói về câu chuyện tăng trưởng, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết: "Với mức tăng trưởng kinh tế trên dưới 7% hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì vị trí thuộc nhóm dẫn đầu tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy lên 8-9%, thậm chí như năm 1995 tăng trưởng lên tới 9,5% thì cái giá phải trả cho tăng trưởng cao dường như chúng ta đã nhận ra".
Trước đó, trung tuần tháng 10, WB cũng dự báo triển vọng trong trung hạn của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Lý giải về điều này, ông Sebastian Eckardt - chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam nhận định, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ tăng trưởng ở mức 6,6% năm 2019 và 6,5% năm 2020. Đồng thời, WB dự kiến lạm phát vẫn xoay quanh chỉ tiêu 4%.
10 giải pháp tổng thể
Nghị quyết nêu mười nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong năm 2019, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường năng lực, chủ động, phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để chủ động có đối sách phù hợp và kịp thời.
Thứ hai, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các đột phá chiến lược… Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin... Thứ ba, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Thứ tư, tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước dành nguồn lực cho đầu tư phát triển... Thứ năm, quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Có thể bạn quan tâm
08:48, 08/11/2018
06:50, 23/10/2018
15:51, 22/10/2018
11:00, 15/10/2018
09:24, 06/10/2018
11:46, 04/10/2018
17:46, 01/10/2018
Thứ sáu, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ và chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân… Đề ra các giải pháp mạnh mẽ để phòng, chống bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em... Thứ bảy, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hiệu quả Quỹ bảo hiểm y tế; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về khám bệnh, chữa bệnh, dự phòng và nâng cao sức khỏe nhân dân…
Thứ tám, tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc thiểu số... Thứ chín, thực hiện nghiêm việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế... Thứ mười, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để bảo vệ đất nước; giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội...
Ngoài ra, Nghị quyết còn đề nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đẩy mạnh vận động sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Với những giải pháp đặt ra, theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP HCM), GDP tăng trưởng từ 6,6 đến 6,8% nằm trong khả năng và có đủ tiềm lực thực hiện. Tuy vậy, ông Ngân kiến nghị cần đẩy mạnh cải cách con người và quan trọng là cải cách thể chế.
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước): Hướng đến tăng trưởng bền vững Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế ngày một lớn. Cụ thể, trong 3 năm đầu của giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế tăng lên đáng kể, đạt 42,18%. Năng suất lao động có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. Bình quân 3 năm 2016-2018 năng suất lao động tăng 5,62%, cao hơn cao hơn so với mức tăng bình quân 4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015 và vượt mục tiêu tăng bình quân 5%/năm trong 5 năm 2016-2020. ĐBQH Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội): Muốn thành công phải thực thi đồng bộ Vấn đề quan trọng là nền tảng tăng trưởng kinh tế thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố và Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện đồng bộ, có trách nhiệm các giải pháp theo Nghị quyết của Quốc hội. |