Tăng trưởng sản xuất công nghiệp không đồng đều giữa các ngành do đâu?

LINH NGA 22/02/2022 04:00

Theo đánh giá của nhóm phân tích Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm tốc do nhu cầu từ khu vực kinh tế đối ngoại đối với các mặt hàng điện tử chững lại.

>>Giảm thuế giá trị gia tăng còn 8%: Kích thích song song sản xuất và tiêu thụ

fd

 Tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm tốc

Tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 2,4% (so cùng kỳ năm trước) từ 8,7% (so cùng kỳ năm trước) vào tháng 12/2021. Sự giảm tốc này chủ yếu do sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 5,0% (so cùng kỳ năm trước), so với tốc độ tăng 15,6% trong tháng 12/2021.

Trong khi đó, sản xuất các sản phẩm kim loại, may mặc và giày da đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% (so cùng kỳ năm trước). Hai xu hướng trái ngược trên chủ yếu được dẫn dắt bởi nhu cầu từ khu vực kinh tế đối ngoại do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này cũng thể hiện xu hướng tương tự.

>>Ba điểm nổi bật trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng 1/2022

Sự khác biệt về tình trạng thiếu hụt lao động trong từng ngành cụ thể cũng có thể là yếu tố đóng góp vào hiện tượng này. Tại thời điểm đầu tháng 1/2022, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 1,7% (so cùng kỳ năm trước) trong khi số lao động trong các ngành may mặc và giày da đã đạt hoặc thậm chí vượt các mức trước đó một năm. Điều này có thể do việc tuyển dụng và đào tạo lao động trong ngành may mặc và giày da có lẽ dễ dàng hơn so với ngành sản xuất linh kiện điện tử.

Một cách lý giải nữa là khủng hoảng có thể đã dẫn đến việc đẩy mạnh tự động hóa trong ngành sản xuất sản phẩm điện tử, và vì vậy, làm giảm nhu cầu lao động. Chỉ số PMI ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng rõ rệt từ 52,5% trong tháng 12/2021 lên 53,7%, là mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, cho thấy điều kiện kinh doanh đã được cải thiện đáng kể.

Cũng theo WB, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước lần đầu tiên kể từ tháng 5/2021. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 tăng 6,7% so tháng trước và 1,3% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số này phục hồi nhờ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là đối với hàng hóa, được đẩy mạnh khi các hộ gia đình chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.

Thật vậy, doanh số bán lẻ hàng hóa, chiếm trên 80% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 7,0% so với tháng trước và 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng 5,2% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

  • Triển vọng sáng cho bức tranh kinh tế 2022

    Triển vọng sáng cho bức tranh kinh tế 2022

    04:00, 04/02/2022

  • Cơ hội cho tăng trưởng kinh tế 2022 từ gói hỗ trợ mới

    Cơ hội cho tăng trưởng kinh tế 2022 từ gói hỗ trợ mới

    05:00, 25/01/2022

  • Tín hiệu sáng kinh tế 2022

    Tín hiệu sáng kinh tế 2022

    08:47, 07/01/2022

  • Động lực cho tăng trưởng kinh tế 2022

    Động lực cho tăng trưởng kinh tế 2022

    04:30, 02/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp không đồng đều giữa các ngành do đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO