Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới "trần" tín dụng sớm

LÊ MỸ 20/08/2022 03:00

Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng – vay mượn giữa các tổ chức tín dụng với nhau đã hạ nhiệt sau thời gian biến động.

>>> Tăng vốn cho doanh nghiệp: “Nới room” tín dụng cho phục hồi

Nhiều  doanh nghiệp chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới room (hạn mức) tín dụng để có vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, NHNN đang tỏ ra thận trọng  vì lo ngại lạm phát lẫn nợ xấu gia tăng trở lại.

 Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giảm tốc trong tháng 7/2022.

Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giảm tốc trong tháng 7/2022.

Trước đó, lãi suất cho vay liên ngân hàng có thời điểm ghi nhận tuột về mức <1%, thấp hơn khoảng 15 lần so với thời điểm lãi suất trên kênh này đã được NHNN đẩy lên qua các động thái hút ròng thanh khoản bằng phát hành tín hiệu ở tháng 7.

Lãi suất đang đi ngang

Tuy nhiên, đây là mức lãi suất mà theo một nguồn tin, có lỗi từ phía ghi nhận trên hệ thống, còn thực tế lãi suất liên ngân hàng vẫn đang đi ngang vùng trên 4%/năm từ cuối tháng 7 đến tuần đầu tháng 8/2022.

Song với hàng chục nghìn tỷ đồng NHNN đã bơm ròng vào thị trường khi thực hiện mua mua tổng cộng gần 70.000 tỷ đồng tín phiếu, và chỉ phát hành 1 phiên 12.000 tỷ đồng tín phiếu, qua đó bơm ra thị trường lượng tiền VND tương đương 58.000 tỷ đồng trước đó, lãi suất cho vay trên kênh này đã đảo chiều. Đến hiện tại, trang chủ của NHNN vẫn cập nhập lãi suất liên ngân hàng tại ngày 12/8 là 2,71%, tương đương với lãi suất cho vay USD. NHNN gần như không có thêm nhiều động thái sốt ruột đẩy lãi suất liên ngân hàng lên mức cao để gỡ áp lực cho tỷ giá như trước đây. Điều này có thể như cột mốc đánh dấu áp lực tỷ giá hối đoái với nhà điều hành đã tạm thời giảm.

Tỷ giá là một trong các yếu tố, cùng với lạm phát, thanh khoản ngân hàng khiến NHNN “đau đầu” và phải kìm cương tín dụng. Trong bối cảnh lạm phát song song cùng lãi suất ở nhiều quốc gia tăng phi mã, khiến mặc dù lạm phát ở Việt Nam tuy mới chỉ là bóng ma đe dọa từ phía chi phí đẩy, hoàn toàn không do tiền tệ, cung tiền quá tay, nhưng NHNN cũng đã phải liên tục theo dõi các biến động để có ứng phó phù hợp.

>>> Nới room tín dụng để hỗ trợ lãi suất

Cơ hội đang tới

Với tăng trưởng tín dụng được “chốt cứng” 14% như kịch bản 1 từ đầu năm, NHNN đã rất “chắc tay” trong nỗ lực tham gia kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Thậm chí tỷ giá, theo ý kiến của ông Trần Ngọc Báu, CEO WiChart, còn là yếu tố khiến NHNN lo hơn so với lạm phát. Trong hướng nhìn đó, “dỡ” được một đầu áp lực tỷ giá, cơ hội để nới trần tín dụng đã bắt đầu “lộ sáng”.

Tuy nhiên, nhà điều hành sẽ có những tính toán riêng. TS. Cấn Văn Lực cho biết, NHNN phải tính toán từ nay đến cuối năm dòng vốn FDI như thế nào, vốn đầu tư công ra sao để dự báo lạm phát trong bối cảnh đó. Từ đó có thể bắt đầu cân nhắc về việc nới room tín dụng sớm hơn thay vì chờ đến quý IV. Ông cho rằng có thể cân nhắc nâng mức tăng trưởng tín dụng cao hơn một chút so với 14% bởi dòng tiền năm nay đi vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn là vào đầu cơ và thực thi sớm, sẽ càng có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ có thể xem xét nhanh chóng bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá xăng, giảm thuế VAT đối với những nguyên liệu nhập khẩu đầu vào để đảm bảo chi phí sản xuất hạ xuống thì doanh nghiệp mới có sức phục hồi, sản xuất tốt hơn. 

Có thể bạn quan tâm

  • 24/8: Diễn đàn

    24/8: Diễn đàn "Chiến lược hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới"

    12:02, 19/08/2022

  • Dòng vốn đầu tư vào startup dự báo sẽ giảm

    Dòng vốn đầu tư vào startup dự báo sẽ giảm

    05:09, 18/08/2022

  • Cuối tuần nói chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công

    Cuối tuần nói chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công

    04:00, 06/08/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

    18:50, 25/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới "trần" tín dụng sớm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO