Trong chiến lược của Viettel giai đoạn 2018 - 2030, duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam.
Phát biểu buổi làm việc với Tập đoàn Viettel vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Viettel là một ví dụ điển hình về doanh nghiệp nhà nước có mục tiêu cao, khát vọng quốc gia, hệ thống quản trị tốt, cán bộ được lựa chọn đúng, đặt trong môi trường cạnh tranh, cơ chế động lực tốt thì sẽ phát huy hiệu quả tốt. Và ở Việt Nam chúng ta, cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp như Viettel”.
Làm chủ công nghệ
Trong những năm qua, Viettel đã liên tục làm bùng nổ dịch vụ viễn thông di động ở trong nước và nhiều thị trường trên thế giới, sở hữu hơn 100 triệu khách hàng. Các dự án đầu tư của Viettel còn góp phần thắt chặt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng nhất là Lào và Campuchia, với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thông qua các dự án đầu tư của Viettel, nhiều Chính phủ đã có sự ủng hộ trong các vấn đề của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
18:16, 21/12/2018
12:17, 18/12/2018
12:58, 05/12/2018
01:57, 23/11/2018
15:10, 22/11/2018
16:10, 20/11/2018
Đồng thời, theo báo cáo, chỉ riêng hai ngành công nghiệp điện tử viễn thông và công nghiệp vũ khí công nghệ cao đã có doanh thu 12.000 tỷ đồng, tương đương với lĩnh vực đầu tư quốc tế của Tập đoàn. Nhiều sản phẩm trong lĩnh vực này đã được trang bị trong Quân đội và được đánh giá có tính năng tương đương với sản phẩm của NATO, phù hợp với khả năng tác chiến của Quân đội. Giúp đất nước và Quân đội giảm phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời đảm bảo khả năng chủ động và bảo mật cao trong trang bị, sử dụng.
Về lĩnh vực dân sự, Viettel đã nghiên cứu và sản xuất thành công và đưa vào mạng lưới viễn thông Viettel tại Việt Nam và các thị trường Viettel đầu tư những thành phần quan trọng nhất của hạ tầng mạng viễn thông, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Đó là thiết bị đầu cuối, mạng truy nhập, mạng lõi và cung cấp dịch vụ như trạm phát sóng BTS 4G, các loại tổng đài, hệ thống tính cước, thiết bị truyền dẫn site router… triển khai tại Việt Nam và 10 thị trường của Viettel tại nước ngoài. Với vai trò dẫn dắt trong ngành viễn thông, công nghệ thông tin, Viettel đã phát triển giải pháp tường lửa quốc gia, chặn lọc tin rác, hệ thống giám sát an ninh mạng 24/7.
Nhìn nhận sự lớn mạnh và thành công của Viettel, đó là văn hóa và tinh thần, chú trọng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao, thu hút đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia giỏi thủ tướng nhấn mạnh: Viettel có bước đi phù hợp, “lấy ngắn nuôi dài”…
Viettel là một ví dụ điển hình về doanh nghiệp nhà nước có mục tiêu cao, khát vọng quốc gia, hệ thống quản trị tốt, cán bộ được lựa chọn đúng, đặt trong môi trường cạnh tranh, cơ chế động lực tốt thì sẽ phát huy hiệu quả tốt.
Về phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Viettel tiếp tục thực hiện Viettel thành tập đoàn nổi tiếng mang tầm khu vực như khẩu hiệu của Tập đoàn là “đuổi kịp, đi cùng, vượt lên”. Viettel phải bảo vệ thương hiệu của mình như bảo vệ tài sản quốc gia. Nói đến Viettel là nói đến sự tín nhiệm, chất lượng, hiệu quả, công nghệ, do đó, cần dự báo, phân tích, quản trị rủi ro tốt hơn. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Viettel cần đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ đó, lan toả ra các lĩnh vực”.
Tự tạo thách thức để thành công
Trong chiến lược giai đoạn 4, Viettel cũng xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh… từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống.
Bên cạnh đó, Viettel cũng đang triển khai các nền tảng IoT, AI, Big data và Smartcity để triển khai các ứng dụng và chia sẻ với các đối tác, khách hàng. Sau 2 năm nghiên cứu và thử nghiệm, Viettel vừa kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng platform triển khai dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội. Và dự kiến trong tháng 12/2018 Viettel sẽ tiếp tục triển khai diện hẹp trạm tại TP HCM và hoàn thành phủ sóng toàn bộ hai đô thị đặc biệt này ngay trong quý 1/2019, trước khi từng bước đầu tư diện rộng trên toàn quốc và các thị trường nước ngoài. Toàn bộ hệ thống hạ tầng và nền tảng cho IoT của Viettel sẽ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng vào nửa đầu năm 2019.
Với dấu mốc này, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam và thuộc Top 70 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai mạng NB-IoT thương mại. Gần 40.000 trạm 4G phủ rộng khắp cả nước là một trong những lợi thế rất lớn của Viettel trong việc chủ động triển khai IoT. Việc ứng dụng trong toàn mạng sẽ giúp mạng lưới viễn thông có thể kết nối vạn vật. Việc triển khai IoT là một minh chứng hiện thực hóa sứ mệnh thể hiện cam kết, nỗ lực của Viettel vì một xã hội thông minh hơn, một Việt Nam hiện đại hơn.
Đón đầu xu thế, Viettel đặt mục tiêu đến năm 2019 sẽ hoàn thành chế thử trạm phát sóng 5G phiên bản 1, thử nghiệm mạng lưới trạm 5G vào năm 2020 và sẵn sàng thương mại sản phẩm vào năm 2021. Mạng 5G sẽ tạo ra cuộc cách mạng về tốc độ, sự ổn định cho thiết bị di động, xóa nhòa khoảng cách giữa tốc độ băng thông không dây và cố định cũng như kích hoạt làn sóng công nghệ, ứng dụng mới chưa từng có, giải quyết các thách thức kết nối mọi lúc, mọi nơi, kết nối vạn vật.
Theo đó, chiến lược của Tập đoàn trong giai đoạn tiếp theo 2018 - 2030, đó là duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%, trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu, tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông và Công nghiệp công nghệ cao, trở thành top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới vào năm 2030, trong đó top 10 về Viễn thông và CNTT; Top 20 về Công nghiệp Điện tử Viễn thông; Top 50 về Công nghiệp an toàn, an ninh mạng. Cơ cấu doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin chiếm 55%; công nghiệp công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%.