Tết Nguyên đán nói chuyện quan hệ Việt - Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Quan hệ Việt - Mỹ ngày càng tốt hơn vì thành quả này được xây đắp và thử thách qua một quá trình lâu dài, bởi những nhà lãnh đạo có lương tri.

Mối quan hệ Việt - Mỹ luôn nhận được sự quan tâm của dư luận quốc tế thời gian qua trong bối cảnh hai cường quốc Mỹ - Trung nhận cạnh tranh nhau trên nhiều lĩnh vực như thương mại, an ninh, quốc phòng… và Việt Nam cũng năm trong vòng xoáy của mối quan hệ đó.

Theo đó, Việt Nam luôn coi Mỹ - Trung là hai đối tác rất quan trọng, cả về kinh tế, chính trị, an ninh và muốn làm sao chơi được tốt với hai nước này. Đến nay, với năng lực hội nhập, vị thế của mình, Việt Nam vẫn đủ sức không chọn bên nào, mà chơi được với cả hai.

Quan hệ Việt Mỹ thực ra đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra từ 70 năm trước. Nhưng sự khác biệt về ý thức hệ đã khiến hai nước bỏ lỡ cơ hội bắt tay nhau, thậm chí gây nên bao nỗi đau thương mất mát cho nhân dân hai nước. Nhưng cũng chính cuộc chiến tranh mà người Mỹ gây ra ở miền Nam Việt Nam đã làm xuất hiện một sinh viên có tinh thần phản đối chiến tranh quyết liệt. Đó là Bill Clinton.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam đầu tháng 7/2015. (Ảnh: Nypost)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam đầu tháng 7/2015. (Ảnh: Nypost)

Không phải ngẫu nhiên mà khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, một trong những công việc quan trọng của Tổng thống Bill Clinton là bãi bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Và nhân chuyến thăm Việt Nam năm 2000, vị Tổng thống thứ 42 của Mỹ đã dùng hai câu Kiều để nói một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu nhưng cũng rất sâu sắc, rất văn hóa về mối quan hệ Việt Mỹ:

“Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”

Dĩ nhiên, người đứng đầu nước Mỹ không quá rảnh rỗi đi nửa vòng trái đất đến Việt Nam chỉ để lấy Kiều cho vui. Ông đã biết chọn văn hóa làm chất dẫn chuyện để chuyển tải một thông điệp quan trọng về mối quan hệ giữa hai quốc gia lúc bấy giờ. Rằng, giai đoạn ngờ vực đã hết, hận thù đã khép lại, mùa đông lạnh giá đã qua, giờ là lúc hai nước hãy bắt tay đón xuân về. Một mùa xuân với những tia nắng ấm của hữu nghị và hợp tác.

Ông Bill Clinton tuyên bố: “Chúng tôi vinh dự được cùng các ngài viết nên một chương mới trong quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam. Chúng tôi biết ơn vì chương sử mới này đã có một khởi đầu tốt đẹp. Lịch sử chúng ta để lại rất đau buồn và nặng nề. Chúng ta không được quên nó. Nhưng không để nó chi phối. Quá khứ chỉ là cái đến trước, chứ không phải là cái quyết định tương lai”.

Thực tế cho thấy, diễn biến quan hệ Việt - Mỹ ngày càng tốt hơn, vì thành quả này được xây đắp và thử thách qua một quá trình lâu dài, bởi những nhà lãnh đạo có lương tri. Nó ngày càng được thắt chặt dưới chính quyền của ông Barack Obama và ông Donald Trump.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Obama ngày 23-5 tại Hà Nội - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Obama ngày 23/5/2016 tại Hà Nội - Ảnh: TTXVN

Hẳn chúng ta còn nhớ sự kiện ông Obama đến thăm Việt Nam vào tháng 5/2016. Trong chuyến thăm này, ông đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận hồi năm 1984 về việc bán vũ khí cho Việt Nam.

Còn chính quyền ông Trump cũng thường xuyên tiếp cận Việt Nam như một phần trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông Trump đã thăm Việt Nam hai lần – một lần tại hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương năm 2017 (APEC) và một lần nữa trong hội nghị thượng đỉnh Hà Nội năm 2019 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Trump đã gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam trong cả hai lần.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp ở trụ sở Chính phủ ngày 27/2/2019. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp ở trụ sở Chính phủ ngày 27/2/2019. (Ảnh: TTXVN)

Giờ thì ông Joe Biden - chính trị gia lão luyện với hơn 40 năm lăn lộn trong chính trường đã thực hiện được khát vọng ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất nước Mỹ. Cuộc chuyển giao quyền lực giữa ông và ông Trump cũng thật là một cuộc chuyển giao đặc biệt. Nhưng dù là gì đi nữa thì cuối cùng, ông Joe Biden vẫn thành vị Tổng thống thứ 46 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Dưới chính quyền ông Biden, tình hữu nghị này sẽ được duy trì.

Biden có thể giữ lập trường cứng rắn về Biển Đông

Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể giữ lập trường cứng rắn về Biển Đông

Những tín hiệu tích cực đó được Trang Stratfor - Mỹ (chuyên trang chuyên phân tích về các vấn đề an ninh và phân tích rủi ro địa chính trị) đã có bài viết đánh giá một số điểm sáng của Việt Nam trong giai đoạn 4 năm ông Biden cầm quyền tại Mỹ. Rằng: “Nền tảng chính trị ổn định tại Việt Nam cũng giúp nước này có lợi thế hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia.”

Chẳng hạn: Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp tục giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc và việc này sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho Việt Nam. Đáng chú ý, ông Biden có thể sẽ giảm những áp lực thương mại mà chính quyền tiền nhiệm đã để lại cho Việt Nam.

Năm 2019, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là 58 tỷ USD, lớn thứ năm trên toàn cầu. Trong 11 tháng đầu năm 2020, chính phủ Mỹ ước tính rằng thặng dư này đã tăng lên 63,7 tỷ USD. Để bù đắp thâm hụt thương mại trong thời gian này, ông Biden có thể sẽ khuyến khích Việt Nam tăng cường mua máy bay, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Việc ông Biden duy trì các mức thuế quan từ thời Trump đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục khiến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất muốn tránh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. 

Thực tế cho thấy, vào tháng 1/2021, Washington đưa Tổng công ty Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen vì công ty này đã ngăn chặn hoạt động thăm dò năng lượng của các bên tranh chấp ở Biển Đông.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đã ký Biên bản ghi nhớ.p/Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đã ký Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

Cũng trong tháng 7/2020, Mỹ đã ký một biên bản ghi nhớ với Việt Nam, cam kết hỗ trợ các tàu cá Việt Nam trước nguy cơ đối mặt với động thái hung hăng từ các tàu Trung Quốc…v..v.

Có thể nói, độc lập, tự chủ là nguyên tắc cốt lõi trong chính sách phát triển của Việt Nam. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam kiên quyết không để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của bạn bè quốc tế nhưng cũng kiên quyết đấu tranh với tất cả những hoạt động xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam.

Song, chúng ta cũng không quá lo lắng về chính sách ngoại giao của Việt Nam, và ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt - Mỹ trong tương lai. Vì thực tế ngoại giao Việt Nam đang đi đúng hướng và “chiêng đang to, tiếng đang lớn dần lên”.

Như nhận định của chuyên gia ngoại giao Phạm Quang Vinh thì quan hệ Việt - Mỹ sẽ còn phát triển, vì nó không chỉ nhân lên ở song trùng lợi ích, mà còn vượt qua khác biệt, nghi kỵ - đó là điều rất lớn. Đồng thời, quan hệ Việt - Mỹ không chỉ thuần túy trong khuôn khổ song phương mà còn nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu. Chất toàn diện và chất chiến lược sẽ được nhân lên rất nhiều.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tết Nguyên đán nói chuyện quan hệ Việt - Mỹ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714410833 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714410833 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10