Bánh Trung thu xuất xứ từ Trung Quốc, có thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng cũng tốt nhưng đằng sau đó là nỗi lo an toàn thực phẩm.
Cứ mỗi dịp Trung thu lại dấy lên nỗi lo làm sao ngăn chặn làn sóng hàng ngoại nhập tràn lan thị trường. Phổ biến nhất là bánh Trung thu xuất xứ từ Trung Quốc, có thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng cũng tốt nhưng đằng sau đó là nỗi lo an toàn thực phẩm.
Gần 2 tháng nữa mới đến Trung thu nhưng bánh Trung Quốc rẻ… như bèo tràn ngập thị trường. Giá mỗi chiếc khoảng 2.500 đồng, xem ra rất phù hợp với phân khúc khách hàng thu nhập thấp. Song, mối nguy còn nhiều hơn.
Giá mỗi chiếc bánh Trung thu không mua được một ly trà đá vỉa hè, bọc nilon đơn giản lại có hạn sử dụng nửa năm! Rất khó để đi kèm với những tiêu chuẩn ngặt nghèo về an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu, chi phí thông quan.
Không ai biết chính xác trong những chiếc bánh Trung thu siêu rẻ chứa những gì, trong bối cảnh hàng Trung Quốc luôn ám ảnh người Việt bởi chất lượng kém, tiềm ẩn những rủi ro ngoài kinh tế.
Việt Nam có không ít thương hiệu bánh Trung thu nổi tiếng, như Hữu Nghị, Bibica, Như Lan, Đồng Khánh… Thị trường nội địa hơn 90 triệu dân cũng chưa phải là “khó tính” như các nước phát triển, nhưng bánh Trung Quốc với lợi thế giá rẻ đang làm mưa làm gió.
Những chiếc bánh Trung thu siêu rẻ có thể là món quà hấp dẫn với trẻ em nông thôn, miền núi - những nơi có quá ít sự chọn lựa và mù mờ về khái niệm “an toàn thực phẩm”, “nguồn gốc xuất xứ”.
Chờ đợi các lực lượng Quản lý thị trường, Hải quan và ngành Y tế vào cuộc để có kết luận xem những lô hàng bánh Trung thu Trung Quốc có đảm bảo an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
16:10, 20/07/2018
12:55, 13/05/2018
08:43, 24/03/2018
05:28, 18/03/2018
01:18, 16/03/2018
17:32, 24/02/2018
19:26, 03/01/2018
04:43, 15/12/2017
15:30, 24/11/2017
Rất nhiều năm nay tình trạng hàng Trung Quốc “đổ bộ” đánh chiếm thị trường Việt Nam không có dấu hiệu được cải thiện. Đó không chỉ đơn thuần là câu chuyện của những chiếc bánh Trung thu giá rẻ đè bẹp hàng nội. Mà là vấn đề quản lý kinh tế, xây dựng thương hiệu và bảo vệ thị trường nội địa.
Doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung phục vụ khách hàng phân khúc tầm trung trở lên hay là bỏ quên thị phần rất lớn là tầng lớp thu nhập thấp? Do chưa đủ chuyên nghiệp để làm ra những sản phẩm giá rẻ ngang bằng hàng Trung Quốc? Chưa bàn đến chất lượng, đầu tiên doanh nghiệp trong nước mất đi thị phần.
Đã từng có chuyện Việt Nam nhập từng que tăm từ Trung Quốc. Vấn đề không phải chúng ta không sản xuất được tăm mà là do tăm nội địa có giá cao hơn nhập khẩu, vì năng suất lao động thấp, công nghệ lạc hậu. Đó là nguyên nhân chung dẫn đến hàng nội thất thế ngay trên sân nhà.
Tràn lan bánh Trung thu giá rẻ làm loạn thị trường, có nguy cơ không thể nhận ra đâu là hàng thật đâu là hàng rởm, khi hàng Trung Quốc giá rẻ được quảng cáo ngọt, thanh không khác gì hàng truyền thống Việt Nam!
Vấn đề chất lượng và xuất xứ của sản phẩm đã bị che lấp bởi mức giá quá rẻ, ai cũng có thể mua vài cái làm quà, cứ như thế hàng Trung Quốc len lỏi vào từng gia đình. Nhưng, người tiêu dùng có khi nào tự hỏi: Bánh được làm như thế nào? Nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng hay không, hay người mua phải cố gắng trở thành những người tiêu dùng thông thái?