Thách thức nào cho “tân binh” SEKO Logistics?

NGUYỄN CHUẨN 10/04/2022 00:19

Thị trường logistics tại Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi có không ít các “ông lớn” thế giới đổ bộ vào đây, trong đó có “tân binh” SEKO Logistics đến từ Mỹ.

>>>Giải bài toán phát triển cảng biển và logistics của ĐBSCL

>>> CJ tham vọng mở rộng mảng logistics
 SEKO Logistics vừa mở Văn phòng tại Việt Nam.

SEKO Logistics vừa mở Văn phòng tại Việt Nam.

Mới đây, DHL Express cho biết sẽ đầu tư vào một dự án cửa ngõ mới gần Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Dự án này sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2023. Trong khi đó, Imex Pan Pacific Group cũng phát triển một trung tâm logistics tại TP. Thủ Đức cùng với việc ra mắt IPP Air Cargo.

Theo các chuyên gia, sự bùng nổ thương mại quốc tế của Việt Nam chính là lý do để các công ty logistics hàng đầu thế giới đổ bộ vào Việt Nam. Theo một con số thống kê, tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã tăng 22,6% vào năm 2021 lên 668,5 tỷ USD.

Trong đó, Mỹ đang được định vị là thị trường lớn nhất của Việt Nam vào năm ngoái khi thương mại song phương đạt 111 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020. Ngày càng có nhiều công ty của Mỹ đặt chân đến Việt Nam, trong đó phải kể tới SEKO Logistics, một công ty logistics của Mỹ, vừa mở văn phòng tại Việt Nam, với một trung tâm kho bãi rộng hơn 300.000m2, 350 đầu kéo container và 150 xe tải.

>>>Chưa điều chỉnh phí bốc dỡ container để "tiếp sức" cho doanh nghiệp

>>>Doanh nghiệp cần cơ chế ưu đãi đặc thù cho thành lập đội tàu container Việt Nam

Ông Anthony Barnes, Giám đốc điều hành bộ phận Châu Á- Thái Bình Dương của SEKO Logistics cho biết, công ty nhận thấy tiềm năng tăng trưởng logistics tại Việt Nam, nơi nguồn cung hàng hóa dồi dào. “Việt Nam đang được coi là một trong những trung tâm sản xuất của thế giới, thay thế dần cho Trung Quốc”, ông Barnes cho biết.

Tuy vậy, SEKO Logistics có thể sẽ phải đối mặt nhiều thách thức, như thiếu container rỗng và chi phí vận tải tăng mạnh. Bên cạnh đó, chậm phát triển cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam sẽ cản trở hoạt động của SEKO Logistics. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam sở hữu phần lớn kho bãi, nên SEKO Logistics sẽ phải thuê lại hoặc liên kết, liên doanh để cung cấp dịch vụ logistics. Đặc biệt, hành lang pháp lý chưa đầy đủ có thể sẽ hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ mới mang tính số hóa của SEKO Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất thành lập Trung tâm logistics "gỡ khó" cho nông sản Sơn La

    11:41, 08/04/2022

  • Cần chính sách "đột phá" thu hút nhà đầu tư logistics vào vùng ĐBSCL

    00:37, 31/03/2022

  • Thị trường logistics vẫn kỳ vọng tăng trưởng

    16:00, 23/03/2022

  • CJ tham vọng mở rộng mảng logistics

    04:00, 26/03/2022

  • Chi phí logistics nông sản “leo thang” theo căng thẳng Nga – Ukraine

    03:42, 03/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thách thức nào cho “tân binh” SEKO Logistics?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO