Giải bài toán đang cản bước công nghệ thông tin phát triển cách nào?

Ngọc Hà 21/11/2018 00:23

Công nghệ thông tin thiết kế, đa phương tiện, công nghệ, IoT, AI, big data sẽ trở thành những xu hướng mới của Việt Nam.

Ông

Ông Anuj Kacker- Tổng giám đốc Tập đoàn Aptech Ấn Độ.

Đó là chia sẻ của ông Anuj Kacker- Tổng giám đốc Tập đoàn Aptech Ấn Độ với Diễn đàn Doanh nghiệp bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ 2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây.

Cơ hội đang rộng mở

Theo đó, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm soát, dân số trẻ và Việt Nam đang trở thành một trong những điểm sáng của hoạt động gia công công nghệ thông tin tại khu vực... chính là những “điểm cộng” mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực này giữa doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ.

Việt Nam

Việt Nam được biết đến là xưởng gia công phần mềm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Còn nhớ, cách đây không lâu, Forbes cũng đã đưa ra nhận định, Việt Nam được biết đến là xưởng gia công phần mềm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với tinh thần công nghệ và đội ngũ kỹ sư, nhân tài khiến giới đầu tư đã liên tưởng tới khởi đầu của ngành công nghệ Mỹ trước đây.

Đánh giá về tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trong việc hợp tác và phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, các doanh nghiệp Ấn Độ cho rằng, những điểm nét chung về văn hoá và tính cách ham học hỏi, cũng như giỏi toán... chính là những lợi thế trước tiên.

Điều này đã được minh chứng qua kết quả khảo sát của OECD về chương trình đánh giá sinh viên quốc tế cho thấy, kết quả học tập của học sinh Việt Nam nằm trong TOP 20 và đặc biệt giỏi về toán và khoa học. Đây chính là nền tảng cho giáo dục đại học về công nghệ.

Ngoài ra, được biết, hiện nay Việt Nam có 290 trường đại học và cao đẳng cung cấp đào tạo ngành công nghệ thông tin và có khoảng 55.000 sinh viên công nghệ thông tin theo học hàng năm.

Đánh giá của HackerRank cũng cho tín hiệu tích cực rằng Việt Nam là đất nước có khẳ năng của các nhà phát triển phần mềm xếp thứ 1 ở Đông Nam Á và xếp thứ 23 của toàn thế giới.

Những chỉ báo tích cực này là một trong nhũng yếu tố quan trọng giúp Việt Năm tăng 5 hạng về chỉ số dịch vụ toàn cầu của công ty tư vấn A.T.Kearney về dịch vụ gia công phần mềm.

Thách thức cũng rất lớn

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ “khắt khe” hơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng chia sẻ rằng, công nghiệp phần mềm là một trong những lĩnh vực Việt Nam có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác, tận dụng được hết trong thời gian qua.

Nhìn vào những tồn tại đang được được cho là có thể trở thành rào cản kéo chậm sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, có chuyên gia đã từng cho rằng, nếu Việt Nam không nhanh chóng nâng cấp dịch vụ thì sẽ sớm đối mặt với việc cạnh tranh về giá.

Theo đó, các doanh nghiệp phải “khẩn trương” đi nhanh vào những công nghệ mới khi mà cả thế giới đang thiếu hụt trầm trọng và nắm chắc công nghệ đó, ví dụ như IoT.

Bên cạnh đó việc khắc phục các điểm yếu về nguồn nhân lực liên quan đến ngoại ngữ, chuyên môn thì việc “bán hàng” ra thế giới cũng rất quan trọng. Bởi, theo đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam đang “bán hàng” thua xa Trung Quốc và Ấn Độ.

Chia sẻ một trong những kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin, ông Anuj Kacker cho biết, hiện nay, trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin tại Ấn Độ không qua lộ trình đại học thay vào đó tập trung vào việc nâng cao tay nghề chuyên sâu cho sinh viên theo từng phân ngành là điều được chú trọng hơn cả. Ấn Độ đã có một nền công nghiệp thông tin phát triển, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế này, thông qua hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải bài toán đang cản bước công nghệ thông tin phát triển cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO