Thách thức trong phát triển CBDC bán buôn toàn cầu

DIỄM NGỌC 17/03/2024 05:03

Lãnh đạo Ngân hàng Thanh toán quốc tế nêu ra một số thách thức trong việc phát triển wCBDC như khuôn khổ pháp lý, quản trị, giao thức truyền thông, hay nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vững chắc.

>>Hồng Kông thí điểm CBDC bán buôn đầu tiên trên thế giới

Bước tiến mới trong giao dịch

Vừa qua, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) đã triển khai thí điểm tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương bán buôn (wCBDC) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán tiền mã hóa liên ngân hàng có giá trị lớn, tức thời.

CBDC bán buôn sẽ cho phép xử lý ngay lập tức các khoản thanh toán trên thị trường tài sản kỹ thuật số, đồng thời mang lại sự tin cậy và các chức năng bổ sung được kích hoạt bằng mã thông báo. Ảnh: Shutterstock

CBDC bán buôn sẽ cho phép xử lý ngay lập tức các khoản thanh toán trên thị trường tài sản kỹ thuật số, đồng thời mang lại sự tin cậy và các chức năng bổ sung được kích hoạt bằng mã thông báo. Ảnh: Shutterstock

Đây là một trong những nền tảng đầu tiên trên thế giới mang tên Project Ensemble, là chìa khóa cho tham vọng của HKMA trở thành trung tâm tiền và tải sản mã hoá của thế giới. Theo đó, HKMA sẽ ra mắt sandbox vào tháng 6 cho một nhóm tham thử nghiệm từ các khái niệm đến giao dịch và thanh toán trên Blockchain trong một vòng khép kín. Đồng thời phát triển các tiêu chuẩn chung, thu hút được sự quan tâm từ một số ngân hàng và công ty công nghệ lớn nhất như HSBC, Standard Chartered, Bank of China (Hồng Kông), Ant Group, Microsoft...

wCBDC là loại tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và được các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính khác sử dụng độc quyền để giải quyết các giao dịch liên ngân hàng. Nó không giống như CBDC bán lẻ, phục vụ cho các cá nhân, công ty và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch hàng ngày.

Vì wCBDC được phát hành bởi ngân hàng trung ương nên sẽ cho phép xử lý ngay lập tức các khoản thanh toán trên thị trường tài sản kỹ thuật số, mang lại sự tin cậy và các chức năng bổ sung được kích hoạt bằng mã thông báo. Nếu không, các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số và ngân hàng sẽ cần thiết lập kết nối 1-1 để thực hiện giao dịch.

Ben Hammond, nhà quản lý tài chính tại công ty luật Ashurst cho biết, chuyển khoản liên ngân hàng cần phải chuyển qua hệ thống thanh toán bù trừ trước khi chúng được ghi có vào tài khoản và thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn nếu một người muốn giao dịch ngoài giờ làm việc của ngân hàng.

Trong bất kỳ giao dịch nào, việc thanh toán phải được thực hiện để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ. Tiền kỹ thuật số đang được tạo ra như một đơn vị tiền tệ và phương tiện thanh toán để mua tài sản kỹ thuật số.

Có một số loại tiền kỹ thuật số, bao gồm tiền gửi mã hóa, CBDC như e-HKD và stablecoin, có thể cùng tồn tại trong hệ thống tài chính kỹ thuật số và có khả năng được thanh toán bằng wCBDC. Do stablecoin được phát hành riêng tư, nên HKMA đang xây dựng một chế độ quản lý để yêu cầu nhà phát hành stablecoin phải có giấy phép nếu stablecoin của nó tham chiếu giá trị của một hoặc nhiều loại tiền tệ pháp định trong khu vực.

Thông qua việc sử dụng wCBDC của HKMA, các khoản thanh toán có thể được thanh toán theo mệnh giá bằng đơn vị có chủ quyền do HKMA phát hành, ngay cả khi chúng ở các hình thức khác nhau như tiền gửi mã hóa hoặc stablecoin. Ngay cả các khoản thanh toán bán lẻ được thực hiện qua e-HKD và ví kỹ thuật số như Alipay hoặc WeChat Pay về mặt kỹ thuật cũng có thể được giải quyết bởi wCBDC.

Lewis Sun, chuyên gia về các giải pháp thanh toán toàn cầu của HSBC bình luận: “Chúng tôi nhận thấy tiềm năng mạnh mẽ của tiền gửi mã hóa như một hình thức tiền kỹ thuật số được quản lý, an toàn và dễ tiếp cận với các tính năng bổ sung như khả năng lập trình. Nó có thể hoạt động liền mạch với wCBDC để thiết lập một cơ sở hạ tầng có khả năng tương tác vững chắc, nhằm hỗ trợ thanh toán nói chung và thanh toán tài sản kỹ thuật số nói riêng”.

>>Các ngân hàng nước ngoài tham gia thí điểm CBDC của Trung Quốc

Sức hấp dẫn của wCBDC

Theo Hội đồng Atlantic của Hoa Kỳ, hiện tại có 134 quốc gia đang khám phá các phiên bản CBDC của riêng họ, chiếm 98% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, tăng từ 35 quốc gia vào năm 2020.

Cơ hội và lợi ích do tài sản kỹ thuật số mang lại có thể đạt 16 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Ảnh: Shutterstock

Cơ hội và lợi ích do tài sản kỹ thuật số mang lại có thể đạt 16.000 tỷ USD vào năm 2030. Ảnh: Shutterstock

Còn theo ước tính của công ty tư vấn BCG và sàn giao dịch chứng khoán kỹ thuật số ADDX có trụ sở tại Singapore, bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính linh hoạt và hiệu quả, các ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ ngành tài chính khai thác các cơ hội và lợi ích do tài sản kỹ thuật số mang lại và có thể đạt 16.000 tỷ USD vào năm 2030.

Các động thái này cũng phù hợp với tầm nhìn “sổ cái thống nhất” mà Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã vạch ra vào tháng 6/2023. Cụ thể, một sổ cái hợp nhất kết hợp tiền của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại với các tài sản khác trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chung, sẽ giúp thanh toán, xóa và giải quyết ngay lập tức mọi giao dịch thông qua mã thông báo, hợp đồng thông minh cũng như khả năng lập trình.

Ngoài Hồng Kông, vào tháng 11/2023, Cơ quan tiền tệ Singapore cũng cho biết họ sẽ thí điểm wCBDC trong năm nay. Thí điểm đầu tiên sẽ liên quan đến việc sử dụng wCBDC để giải quyết các khoản thanh toán bán lẻ giữa các ngân hàng thương mại và trong tương lai là giải quyết giao dịch chứng khoán xuyên biên giới.

Tương tự, Ngân hàng Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch thử nghiệm wCBDC trong năm 2024 cho các giao dịch liên ngân hàng và phát hành tiền gửi token hóa. Một số thử nghiệm sẽ có sự tham gia của công chúng.

Brazil và Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng được cho là đang ở giai đoạn phát triển nâng cao với wCBDC của họ.

Thách thức và rủi ro

Ông Agustin Carstens, Tổng giám đốc của BIS đã nêu ra một số thách thức, chủ yếu là khuôn khổ pháp lý và quy định, quản trị và giao thức truyền thông, cũng như nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vững chắc đối với việc ra mắt wCBDC. Đây có thể là một chặng đường dài đòi hỏi các thử nghiệm, học hỏi, hiệu chỉnh lại và khám phá một các thận trọng.

Những vấn đề thực tế tương tự cũng đã được chuyên gia tại HSBC - Lewis Sun đưa ra: “Để thanh toán và thanh toán dựa trên tiền gửi được mã hóa theo quy mô, ngoài các yếu tố kỹ thuật đã được thiết lập, ngành sẽ cần phải đồng ý về một bộ tiêu chuẩn quy định, pháp lý và hoạt động chung để cơ sở hạ tầng thị trường có thể được xây dựng để hỗ trợ thanh toán liên ngân hàng”.

Trong bối cảnh đó, HKMA cho biết họ đang tiến hành sandbox một cách thận trọng để đạt được hiệu quả tối ưu. wCBDC là “lớp nền tảng” để phát hành tiền gửi và tài sản kỹ thuật số, đồng thời thu hút nhân tài và những người tham gia thị trường trong lĩnh vực này.

Vì vậy, cần đặc biệt thận trọng về việc liệu có bất kỳ rủi ro an ninh mạng hoặc rủi ro công nghệ nào mà các cơ quan quản lý không biết, có thể dẫn đến việc giải quyết các giao dịch không thành công.

Có thể bạn quan tâm

  • Hồng Kông thí điểm CBDC bán buôn đầu tiên trên thế giới

    05:10, 09/03/2024

  • Các ngân hàng nước ngoài tham gia thí điểm CBDC của Trung Quốc

    04:43, 03/12/2023

  • Mỹ có thể tụt lại trên đường đua phát triển CBDC

    05:05, 27/11/2023

  • IMF: CBDC có thể cải thiện khả năng tiếp cận tài chính toàn cầu

    05:01, 19/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thách thức trong phát triển CBDC bán buôn toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO