Thái Bình: Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tạo liên kết đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Diendandoanhnghiep.vn Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch HĐND tỉnh tại Hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022.

>>> Thái Bình: Công bố kết quả khảo sát DDCI

Từ cam kết…

Theo ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh: Những năm qua, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp phải đình trệ trong sản xuất, kinh doanh, đứt gãy thị trường tiêu thụ. Song tỉnh Thái Bình đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện quyết liệt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/1/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện tỉnh đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn thị trường trong nước và quốc tế, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa và tìm kiếm mở rộng thị trường.

Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu trưng bày, giới thiệu các sản phẩm làng nghề của tỉnh.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị tại khu trưng bày, giới thiệu các sản phẩm làng nghề (Ảnh: Báo Thái Bình)

Qua đó, nhằm tạo điều kiện cho các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của địa phương kết nối với các doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu, hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm tiêu biểu với các nhà phân phối, tập đoàn bán lẻ, đưa hàng hóa vào kênh phân phối hiện đại, mở rộng hệ thống phân phối và đáp ứng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.

Thái Bình là tỉnh có vị trí khá thuận lợi, cách Thủ đô Hà Nội 110km, cách Hải Phòng 70km, có bờ biển dài 52km, hệ thống giao thông thủy bộ kết nối vùng và khu vực tương đối đồng bộ.

Tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tuyến đường bộ ven biển vào quý II/2023; đồng thời, triển khai thực hiện dự án tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng vào quý III/2023, sẽ thúc đẩy việc kết nối, liên kết phát triển sản xuất và lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất khẩu đến với thị trường thuận lợi.

Đặc biệt, với những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, từ một tỉnh thuần nông Thái Bình đang hướng tới trở thành tỉnh phát triển khá về mọi mặt, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, làm bệ đỡ hướng đến phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, xanh - sạch - bền vững.

… đến đột phá

Theo số liệu công bố từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI thì năm 2021 chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thái Bình đạt 62,31 điểm, đứng thứ 47/63 tỉnh thành cả nước. So với năm 2020, chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh giảm 1,71 điểm và giảm 22 bậc trên bảng xếp hạng PCI cả nước. Kết quả phân tích 10 chỉ số thành phần PCI được phân loại như sau: có 3/10 chỉ số tăng điểm, tăng thứ hạng gồm: Tính năng động của chính quyền tỉnh, tính minh bạch và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

>>> Thái Bình: Tăng cường chống gian lận thương mại hàng hóa vào dịp cuối năm

Ngoài ra cũng có 3/10 chỉ số tăng điểm nhưng giảm thứ hạng gồm: chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Có 4/10 chỉ số giảm điểm, giảm thứ hạng gồm: gia nhập thị trường, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng và đào tạo lao động.

Được biết, năm 2021 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 57.112 tỷ đồng, tăng 6,68% so với năm 2020 (đứng thứ 14 về tốc độ tăng GRDP so với 63 tỉnh, thành phố). 8 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 17,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 18,6%, kim ngạch nhập khẩu tăng 30,4%. Toàn tỉnh có 8.449 doanh nghiệp và 2.249 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký hoạt động.

có 90 sản phẩm tiêu biểu của 52 doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất trong tỉnh được Ban Tổ chức hội nghị lựa chọn trưng bày, giới thiệu tới khoảng 600 đại biểu quốc tế, trung ương, các tỉnh phía Bắc trực tiếp dự hội nghị và 18 điểm cầu trực tuyến trong nước, 4 điểm cầu tại nước ngoài.

Có 90 sản phẩm tiêu biểu của 52 doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất trong tỉnh được Ban Tổ chức hội nghị lựa chọn trưng bày, giới thiệu tới khoảng 600 đại biểu quốc tế, trung ương, các tỉnh phía Bắc trực tiếp dự hội nghị và 18 điểm cầu trực tuyến trong nước, 4 điểm cầu tại nước ngoài (Ảnh: Báo Thái Bình)

Đặc biệt, tỉnh đã định hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là nòng cốt trong phát triển ngành công nghiệp nhằm hỗ trợ gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình cho biết: Đến nay tỉnh Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP hạng 3 sao, 4 sao; có 45 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Các sản phẩm của Thái Bình hiện đã có mặt không chỉ ở các chợ truyền thống mà còn xuất hiện tại các trung tâm thương mại, siêu thị thuộc các tập đoàn phân phối lớn như Central Retail, Wincommerce, Winmart+..., ngoài ra còn được giao dịch qua một số sàn thương mại điện tử như Postmart, Voso...

Theo ông Đỗ Văn Vẻ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thài Bình: Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã bằng nhiều hình thức để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đã triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm như: hàng năm tổ chức hội chợ quốc tế đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, tham gia các hội nghị kết nối cung cầu các tỉnh, địa phương trong cả nước tại Hà Nội, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Thành phố Hồ Chí Minh...

Cùng với đó là triển khai các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết thực hiện nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội, lợi thế để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm qua đó được đẩy mạnh tiêu thụ.

Theo ông Vẻ, Hội nghị kết nối cung cầu được tổ chức tại Thái Bình là một trong những cách thức nhằm đa dạng các biện pháp kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Đây là năm đầu tiên Thái Bình thực hiện bằng hình thức hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại hội trường trung tâm, 18 điểm cầu trực tuyến tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và 4 điểm cầu trực tuyến quốc tế tại các thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia... với quy mô khá lớn, công tác tổ chức đã được thực hiện khá sớm và triển khai chuẩn bị một cách chi tiết, cụ thể nhằm bảo đảm hội nghị được tổ chức thành công, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực, hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong bối cảnh cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng đang tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.

Sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trưng bày, giới thiệu tại hội nghị kết nối cung cầu.

Sản phẩm tiêu biểu của tỉnh trưng bày, giới thiệu tại hội nghị kết nối cung cầu (Ảnh: Báo Thái Bình)

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình, với mong muốn qua Hội nghị lần này những sản phẩm của tỉnh sẽ đến gần hơn nữa với người tiêu dùng trong cả nước và các nước trong khu vực và trên thế giới. Thái Bình cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Thái Bình đầu tư, trao đổi, hợp tác, liên kết sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm địa phương và các địa phương khác.

Tại hội nghị kết nối cung cầu, có 90 sản phẩm tiêu biểu của 52 doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất trong tỉnh được Ban Tổ chức hội nghị lựa chọn trưng bày, giới thiệu tới khoảng 600 đại biểu quốc tế, trung ương, các tỉnh phía Bắc trực tiếp dự hội nghị và 18 điểm cầu trực tuyến trong nước, 4 điểm cầu tại nước ngoài.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tạo liên kết đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713520419 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713520419 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10