Thái Bình: Doanh nghiệp dự án kêu cứu vì khan hiếm nguồn cung cấp cát

Diendandoanhnghiep.vn Các dự án trọng điểm tỉnh Thái Bình trong đó, tuyến đường từ Thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn có nguy cơ chậm tiến độ do khan hiếm nguồn cung cấp cát và giá các loại vật liệu chính thực tế tăng cao.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ Thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn do liên danh các nhà đầu tưp/gồm Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP, Công ty CP Lam Sơn Thái Bình, Công ty CP DamSan, Công ty CP Tập đoàn Phú Thành và doanh nghiệp dự án là Công ty CP Đầu tư Thái Bình cầu Nghìn thực hiện. Dự án có tổng chiều dài 21,28km đi qua 17 xã, thị trấn thuộc Thành phố Thái Bình và 2 huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ. Tuyến đường có bề rộng nền đường 22,5m, được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp II đồng bằng, vận tốc thiết kế 100km/giờ.

 Tuyến đường có bề rộng nền đường 22,5m, được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp II đồng bằng, vận tốc thiết kế 100km/giờ.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ Thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn do liên danh các nhà đầu tư  gồm Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP, Công ty CP Lam Sơn Thái Bình, Công ty CP DamSan, Công ty CP Tập đoàn Phú Thành và doanh nghiệp dự án là Công ty CP Đầu tư Thái Bình cầu Nghìn thực hiện. Dự án có tổng chiều dài 21,28km đi qua 17 xã, thị trấn thuộc Thành phố Thái Bình và 2 huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ. Tuyến đường có bề rộng nền đường 22,5m, được đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp II đồng bằng, vận tốc thiết kế 100km/giờ. Tổng mức đầu tư của dự án 2.586,83 tỷ đồng, hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), thời gian xây dựng từ năm 2020 - 2023.

>>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình

Tập trung nguồn lực cho dự án 

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hạ tầng giao thông “đi trước mở đường” trong kết nối vùng, nhất là khi khu kinh tế Thái Bình đang được triển khai thực hiện, tỉnh Thái Bình đã và đang ưu tiên mọi nguồn lực gấp rút triển khai hoàn thiện nhiều dự án trọng điểm.

Theo đó, ngoài các tuyến đường 221A từ ngã ba Trái Diêm (xã Tây Giang, huyện Tiền Hải) đến Khu du lịch sinh thái Cồn Vành (huyện Tiền Hải) dài 17,8 Km; tuyến đường tỉnh ĐT.454 từ Thành phố Thái Bình đi cầu Tịnh Xuyên (huyện Hưng Hà) và đi phà Sa Cao (huyện Vũ Thư); Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thái Bình dài 37Km đã và đang triển khai thì Dự án tuyến đường từ Thành phố Thái Bình đến cầu Nghìn nối với Thành phố Hải Phòng được tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm.

Bởi, khi tuyến đường Thành phố Thái Bình đi Cầu Nghìn khi đưa vào hoạt động sẽ kết nối với các tuyến hiện có trong khu vực như (QL.10, QL.39, ĐT.396B, ĐT.455...), từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tỉnh Thái Bình theo hướng hiện đại, tạo ra một tuyến động lực gỡ “rào cản” ách tắc giao thông, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ của tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, dự án còn tạo tiền đề cho khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất dọc theo tuyến đường, tạo ra nguồn lực mới phát triển công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao, góp phần giảm chênh lệch giữa các vùng, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh cũng như vào khu Kinh tế Thái Bình…

Trao đổi với DĐDN về tiến độ dự án, ông Trần Phúc Tự, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thái Bình Cầu Nghìn cho biết: Ngay từ khi khởi công (02/2021), bên cạnh những nỗ lực của các ngành, các địa phương tập trung phối hợp giải quyết các ách tắc, vướng mắc giải phóng mặt bằng (GPMB) để đẩy nhanh tiến độ dự án, qua đó tạo xung lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thái Bình.

Nhà đầu tư đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều tổ, tuyến thi công, đồng thời tập trung hoàn thiện các thủ tục hồ sơ thiết kế nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường.

Cụ thể, đến nay công tác thiết kế và điều chỉnh dự án đã cơ bản hoàn thành chỉ còn hạng mục Trạm thu phí sẽ hoàn thành sau khi thỏa thuận vị trí đặt trạm với UBND tỉnh Thái Bình. Đối với thiết kế bản vẽ thi công dự án thực hiện phù hợp theo kế hoạch thi công các hạng mục.

Tổng mức đầu tư của dự án 2.586,83 tỷ đồng, hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), thời gian xây dựng từ năm 2020 - 2023.

Tổng mức đầu tư của dự án 2.586,83 tỷ đồng, hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), thời gian xây dựng từ năm 2020 - 2023.

Mặt khác, theo số liệu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình cung cấp thì, các địa phương đã phê duyệt phương án bồi thường và di dời công trình công với giá trị khoảng 248 tỷ đồng. Đồng thời, đã giải ngân kinh phí GPMB cho các địa phương 216,5 tỷ đồng.

Các nhà thầu đã nhận bàn giao mặt bằng khoảng 20,25Km/ 21,3Km (95%). Còn khoảng 1,05Km chưa bàn giao như, địa bàn huyện Quỳnh Phụ còn 0.1Km đất ở thuộc xã An Dục, xã An Tràng và khu vực mặt bằng phục vụ thi công hồ sinh thái hoàn trả tại xã thôn Lý Xá, thị trấn An Bài. Địa bàn huyện Đông Hưng còn 0,95Km đất ở + đất chuyển đổi thuộc các xã Đông Sơn, Đông Xá, xã Đông Vinh, xã Đông Xuân.

Riêng công tác thi công, ông Tự cho hay, đến nay chỉ còn phạm vi đã có mặt bằng chưa có đường tiếp cận khoảng 1,04Km và phạm vi chưa bàn giao mặt bằng khoảng 1,05Km. Nhà thầu đang triển khai thi công đào hữu cơ, đắp cát phục vụ xử lý nền đất yếu. Hiện đã triển khai thi công trên phạm vi 16,1km (Thi công đào hữu cơ 16,1km; đắp cát nền đường khoảng 15,0km....).

“Doanh nghiệp dự án đã yêu cầu các nhà thầu tiếp tục triển khai thi công đào hữu cơ và đắp cát các đoạn còn lại đã có mặt bằng và đường tiếp cận (khoảng 1,8Km) để chủ động về tiến độ xử lý nền đất yếu toàn tuyến” ông Tự nhấn mạnh.

>>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chuyển mục đích sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình

Giải bài toán khan hiếm cát?

Mặc dù chính quyền tỉnh và các Sở ban ngành đã chủ động các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án trong phạm vi ngành, lĩnh vực phân công phụ trách. Cùng với đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã tăng cường theo dõi, giám sát bảo đảm chất lượng kỹ, mỹ thuật công trình theo đúng hồ sơ thiết kế…

Các huyện, thành phố sát sao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, khẩn trương hoàn thành công tác GPMB nhất là liên quan đến diện tích đất ở, công tác tái định cư được quan tâm, áp dụng linh hoạt giữa các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân sớm ổn định chỗ ở sau khi GPMB.

Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình tại văn bản số 594/BQLDAGT-ĐHDA, Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình Cầu Nghìn (Doanh nghiệp dự án) đã làm việc với các nhà thầu yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và tập trung thi công hoàn thành đoạn từ QL39 đến nút giao Võ Nguyên Giáp sớm đưa vào khai thác giảm tải cho QL10.

Đặc biệt, theo ông Tự, dự án bị chậm tiến độ do một số khó khăn khách quan và chủ quan, trong đó khó khăn lớn nhấthiện nay là, nguồn cung cấp vật liệu cát đắp nền và giá các loại vật liệu chính thực tế tăng cao, đặc biệt, khối lượng cát trong thị trường không đủ cung cấp cho dự án.

Cụ thể, khối lượng cát đắp nền còn lại đến 30/6/2023 cần khoảng 2,1 triệu m3 trong khi trung bình các nhà thầu chỉ đặt mua được khoảng 500 m3 – 700 m3/ngày (trên tuyến 4 nhà thầu chỉ mua được khoảng 3000m3 cát/ngày).

UBND tỉnh Thái Bình xem xét cấp riêng cho dự án được khai thác mỏ cát để chủ động đảm bảo đủ nguồn cát, đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng điều chỉnh kịp thời giá các vật liệu chính trong thông báo giá vật liệu cho phù hợp với thị trường”.

UBND tỉnh Thái Bình xem xét cấp riêng cho dự án được khai thác mỏ cát để chủ động đảm bảo đủ nguồn cát, đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng điều chỉnh kịp thời giá các vật liệu chính trong thông báo giá vật liệu cho phù hợp với thị trường. 

Trước thực trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp chủ mỏ cát và các nhà đầu tư, nhà thầu thi công các công trình trọng điểm của tỉnh để cam kết cung cấp cát cho các công trình, tuy nhiên, tình trạng thiếu cát triển khai thi công vẫn không được cải thiện.

Nguyên nhân thiếu cát, ông Tự lý giải, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có khoảng 4 mỏ cát hiện còn thời hạn khai thác (trong đó có 01 mỏ chỉ có thời hạn đến hết năm 2022), dẫn tới tình trạng khan hiếm vật liệu cát đắp nền đúng nguồn gốc, xuất xứ từ mỏ được cấp phép theo quy định.

Điều đáng nói khó khăn về giá cát đen và cấp phối đá dăm... thực tế mua đến công trường cao hơn nhiều so với thông báo giá của tỉnh ban hành (ví dụ tại địa bàn huyện Quỳnh Phụ: giá cát đen theo thông báo giá tháng 6/2022 là 142.000 đồng/m3, thực tế mua là 165.000 đồng/m3, chênh lệch 23.000 đồng/m3 ~16%; giá cấp phối đá dăm theo thông báo giá tháng 6/2022 là 195.000 đồng/m3, thực tế mua là 300.000 đồng/m3, chênh lệch 105.000 đồng/m3 ~54%... ) làm các nhà thầu thi công đang phải bù lỗ cho các loại vật liệu này.

“Dù giá cát tăng cao nhưng chúng tôi cũng không thể mua được ở các tỉnh khác. Vì các mỏ cát ở các tỉnh lân cận chủ mỏ còn phải cung cấp cho các dự án trên địa bàn của họ nên không có cát để bán ra tỉnh ngoài” ông Tự chia sẻ.

Trước thực tế trên, để hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho dự án, đảm bảo các nhà thầu có thể đẩy nhanh tiến độ thi công theo chỉ đạo của Ban quản lý dự án, ông Tự đề nghị: “UBND tỉnh Thái Bình xem xét cấp riêng cho dự án được khai thác mỏ cát để chủ động đảm bảo đủ nguồn cát, đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng điều chỉnh kịp thời giá các vật liệu chính trong thông báo giá vật liệu cho phù hợp với thị trường”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Doanh nghiệp dự án kêu cứu vì khan hiếm nguồn cung cấp cát tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714004050 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714004050 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10