Thái Bình: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế để cán đích năm

TRUNG THÀNH 01/07/2024 01:21

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức song với chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế Thái Bình tiếp tục tăng trưởng ổn định.

>>>Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển chất và lượng

Chung tay từ các địa phương

Từ một tỉnh thuần nông, đến nay ngành công nghiệp và dịch vụ của Thái Bình chiếm tỉ trọng lớn cơ cấu kinh tế. Những quyết sách trong đầu tư hạ tầng trọng điểm, cải cách thủ tục hành chính để dần trở thành điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài đã đưa kinh tế Thái Bình tăng trưởng ấn tượng.

6 tháng đầu năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song tình hình KT-XH của tỉnh Thá Bình cơ bản ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 33.657 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch và tăng 7,96% so với cùng kỳ, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố và thứ 7 vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, chỉ  tỉnh riêng 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Thái Bình ước đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng 5,79% so với cùng kỳ. 

Theo ông Phạm Ngọc Kế, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải - Thái Bình cho biết: Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, huyện Tiền Hải cũng xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Trong đó làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để triển khai hiệu quả các dự án của tỉnh, huyện. Tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tập trung nắm bắt tình hình, lắng nghe những đề xuất, kiến nghị để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; chú trọng cải cách thủ tục hành chính; thực hiện đồng bộ các giải pháp thu, chi ngân sách nhà nước; khai thác các nguồn thu, đẩy mạnh công tác kiểm tra chống thất thu thuế, tích cực đôn đốc thu nộp ngân sách, thu hồi nợ đọng thuế…

6 tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt trên 11.000 tỷ đồng, tăng 16,29% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP Thái Bình ước đạt trên 11.000 tỷ đồng, tăng 16,29% so với cùng kỳ.

Về thu hút đầu tư, ông Vũ Kim Cứ - Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế và các KCN tỉnh Thái Bình cho biết: Từ đầu năm đến nay, Ban đã triển khai có hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, tài nguyên - môi trường, quản lý doanh nghiệp, lao động, cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, đơn vị làm tốt công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, 5 tháng đầu năm đã cấp mới, điều chỉnh 26 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 3.693,11 tỷ đồng. Lũy kế đến tháng 5/2024, có 342 dự án đầu tư vào Khu kinh tế và các KCN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 144.027,9 tỷ đồng, trong đó có 250 dự án trong nước, 92 dự án FDI.

Về hoạt động đầu tư hạ tầng các KCN, trên địa bàn tỉnh hiện có 29 KCN được quy hoạch với tổng diện tích hơn 9.200ha, trong đó, 4 KCN đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng, 6 KCN đã phê duyệt chủ trương đầu tư, đang thực hiện giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng. Để động viên kịp thời các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh đã tổ chức thăm, động viên các doanh nghiệp; tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, trọng điểm,

Chung tay để cùng về đích

Ông Đỗ Quang Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh (chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Hải Long) cho biết: KCN Hải Long với quy mô gần 300ha nằm trên địa bàn các xã: Đông Trà, Đông Long, Đông Xuyên.

Sau hơn 1 năm động thổ, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương KCN Hải Long đã dần hình thành với cơ sở hạ tầng cây xanh, giao thông, khởi công nhà điều hành. Hiện, tổng giá trị đầu tư hạ tầng KCN Hải Long trên 2.200 tỷ đồng. Để chung tay cùng địa phương phát triển kinh tế, Công ty xác định đây là dự án lớn, trọng điểm nên phải quyết tâm đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại.

Ngay từ khi bắt tay vào lập quy hoạch chi tiết, Công ty đã thiết kế hệ thống giao thông kết nối của khu công nghiệp, hệ thống cấp thoát nước, đường điện, hệ thống cây xanh và nhà máy xử lý nước thải tập trung một cách đồng bộ, tối ưu. Hiện nay, Công ty đang đôn đốc đơn vị thi công hoàn thiện hạ tầng giai đoạn I với 30,6ha, đồng thời chuẩn bị nhận tiếp mặt bằng 100ha giai đoạn II để triển khai dự án. Đã có một số nhà đầu tư thứ cấp đến với KCN Hải Long để thuê mặt bằng, tuy nhiên Công ty sẽ nghiên cứu lựa chọn những nhà đầu tư lớn.

Cùng với KCN Hải Long, KCN Liên Hà Thái, nhiều CCN trên địa bàn Thái Bình cũng đã được xây dựng hạ tầng và thu hút được nhiều dự án thứ cấp vào đầu tư sản xuất. Mới đây, tại cuộc họp của UBND tỉnh nghe và cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và một số nội dung quan trọng, ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận sự nỗ lực của các đơn vị, địa phương và những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm.

6 tháng đầu năm Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 33.657 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch và tăng 7,96% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 33.657 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch và tăng 7,96% so với cùng kỳ (ảnh sản xuất công nghiệp tại may Việt Thái - Thải Bình)

Theo ông Thận, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch năm; tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ theo chỉ đạo của tỉnh còn chậm; công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương kết quả còn hạn chế. Trong giải ngân vốn đầu tư công, vốn đầu tư nước ngoài đạt thấp. Công tác cải cách hành chính ở một số đơn vị còn chậm đổi mới; công tác chuyển đổi số chưa có nhiều chuyển biến…

Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã đề ra, ông Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành, địa phương chủ động rà soát các chỉ tiêu, kết quả đã đạt được và mục tiêu, kế hoạch năm 2024, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của năm 2024. Trọng tâm là tập trung, quyết liệt trong công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm (tuyến đường bộ ven biển, cao tốc CT.08…).

Tăng cường các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đổi mới mạnh mẽ hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động, có trọng tâm; tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt tại các dự án đang dở dang, dự án trọng điểm. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU

    Thái Bình: Chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU

    00:30, 23/06/2024

  • Mục tiêu đầy tham vọng của tập đoàn Hàn Quốc tại Thái Bình

    Mục tiêu đầy tham vọng của tập đoàn Hàn Quốc tại Thái Bình

    01:00, 22/06/2024

  • Thái Bình: Cần khoảng 12 nghìn lao động có tay nghề

    Thái Bình: Cần khoảng 12 nghìn lao động có tay nghề

    17:23, 19/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Bình: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế để cán đích năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO