Thái Bình: Xử lý vi phạm đê điều phải rõ trách nhiệm, tăng chế tài

Diendandoanhnghiep.vn Kiên quyết giải tỏa các bến bãi có chiều rộng bãi sông nhỏ hơn 20m... Trường hợp xác định đủ điều kiện cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Đó là những động thái của chính quyền tỉnh Thái Bình trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý bãi sông, bãi triều ven biển.

Dưới chân cầu Trà Lý (đoạn xã Tây Lương, Tiền Hải), dọc 2 bên sông có tới gần 40 bến bãi tập kết vật liệu không phép, nằm san sát nối liền nhau. Những dãy núi cát khổng lồ phủ kín từ chân đê ra đến mép sông. Các bãi này đều chiếm gần hết phần đất hàng lang đê dọc sông Trà Lý. Các bãi này chủ yếu tập kết hoặc trung chuyển cát, đá, than, cao lanh… Để hoạt động trung chuyển vật liệu xây dựng từ các bãi này từng đoàn xe quá khổ, quá tải, có dấu hiệu cơi nới thành thùng, hoạt động từ tờ mờ sáng cho đến tận tối.

Bãi vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến dòng chảy (Thái Bình)

Bãi vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến dòng chảy (Thái Bình)

Những chiếc xe có tải trọng thiết kế chuyên chở hơn 10 tấn nhưng đã được cơi nới thành, thùng mỗi bên hơn nửa mét. Không những thế, những chiếc xe này còn được  chất tải vuốt cao hết cỡ, đạt tải trọng khoảng 30-35 tấn, lặc lè bò trên cung đường dân cư đông đúc, bỏ lại phía sau mịt mù khói bụi cùng với “con đường khốn khổ”.

Trao đổi với báo chí, người dân xã Tây Lương (Tiền Hải) tỏ ra rất bức xúc, vì ngoài chuyện trời nắng thì bụi bặm, trời mưa thì lầy lội còn nguy cơ rình rập tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của người dân sinh sống dọc tuyến đường này. Nhiều người còn nghi ngại, đặt câu hỏi, vì sao tình trạng xe tải chở đất, cát (vật liệu xây dựng) không được che chắn cẩn thận làm rơi vãi ra đường, hoạt động ồ ạt, giữa ban ngày nhưng không có sự quyết liệt vào cuộc của các cơ quan chức năng?.

Trung bình mỗi ngày có hàng ngàn m3 cát đá, hàng ngàn tấn vật liệu xây dựng được trung chuyển

Trung bình mỗi ngày có hàng ngàn m3 cát đá, hàng ngàn tấn vật liệu xây dựng được trung chuyển (Thái Bình)

Theo thống kế tại đê tả Trà Lý (đoạn qua huyện Đông Hưng) có 29 bến bãi đang hoạt động, trong đó có 18 bến bãi nằm trong quy hoạch, 11 bến bãi không nằm trong quy hoạch. Trong số 11 bến bãi không nằm trong quy hoạch thì có 5 bến bãi chiều rộng bãi trung bình nhỏ hơn 20m. Tại đây, phần hành lang an toàn bảo vệ đê điều đã bị các hộ kinh doanh vật liệu xây dựng dùng làm bến bốc dỡ và trung chuyển vật liệu xây dựng. Trung bình mỗi ngày có hàng ngàn m3 cát đá, hàng ngàn tấn vật liệu xây dựng được trung chuyển qua đây. Xe quá tải, cát đá rơi vương vãi và bụi là những gì mà người dân đang sinh sống trong khu vực phải gánh chịu.

Do đó, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Chỉ thị số 18 về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý bãi sông, bãi triều ven biển. Theo đó, Sở Nông nghiệp, các huyện và thành phố đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý thường xuyên, đột xuất, dứt điểm các vụ vi phạm còn tồn đọng, đặc biệt là các bến bãi, công trình vi phạm trong hành lang bảo vệ đê, ngoài bãi sông, kiên quyết giải toả các bến bãi không nằm trong quy hoạch… Yêu cầu, việc xử lý các vi phạm hoàn thành trước ngày 31/5/2020.

Trong năm 2019, TP Thái Bình đã phát hiện 10 vụ vi phạm Luật Đê điều, trong đó đã xử lý được 8 vụ, ngoài ra còn xử lý được 3 vụ vi phạm tồn đọng của các năm trước; giải tỏa được 7 bến bãi, trong đó có 3 bến bãi có chiều rộng bãi trung bình nhỏ hơn 20m. Huyện Thái Thụy đã phát hiện 22 vụ vi phạm Luật Đê điều, trong đó đã xử lý được 5 vụ, xử phạt hành chính 5 vụ với số tiền 106 triệu đồng, dừng hoạt động 5 bến bãi không nằm trong quy hoạch. Huyện Đông Hưng phát hiện 11 vụ vi phạm Luật Đê điều, trong đó xử lý 6 vụ vi phạm…

Kết quả trên cho thấy, những quyết liệt xử lý qua chỉ thị của UBND tỉnh Thái Bình bước đầu đã có những hiệu quả. Nhưng thực tế cho thấy việc xử lý vi phạm các bãi vật liệu xây dựng ven đê vẫn còn rất nan giải. Tình trạng vi phạm hành lang đê điều để làm bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng diễn ra khá phổ biến.

Vì sao, những dạng vi phạm trên đều không mới và rất dễ phát hiện nhưng phần lớn các vi phạm vẫn “trôi”?. Thiết nghĩ, để xử lý dứt điểm tình trạng này, Thái Bình cần phải phân rõ, gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở; tăng chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Xử lý vi phạm đê điều phải rõ trách nhiệm, tăng chế tài tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714391226 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714391226 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10