“Thâm nhập” chuỗi giá trị toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Sau tác động của dịch COVID-19, thế giới xuất hiện xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu xu thế đầu tư nước ngoài mới.

Nhân dịp ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng ban Kinh tế trung ương, DĐDN đã có bài phỏng vấn ông về vấn đề chiến lược để doanh nghiệp Việt “thâm nhập” vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Một trong những định hướng quan trọng được ông Trần Tuấn Anh đưa ra, doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ thông qua việc liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ.

- Ông đánh giá thế nào về những dấu ấn của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hội nhập vào các chuỗi giá trị giá trị toàn cầu?

Doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu được thể hiện qua hai hình thức. Đó là trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, hoặc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, như phụ tùng, linh kiện ô tô, điện tử, hay nguyên phụ liệu dệt may, da giày ra nước ngoài.

Mặc dù dịch COVID-19 làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng nhờ công tác kiểm soát tốt dịch bệnh tại Việt Nam, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn được diễn ra bình thường. Số liệu của hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô đến 15/12/2020 đạt 5,3 tỷ USD bằng mức cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu máy vi tính và linh kiện đạt 42 tỷ USD, tăng gần 10 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Dệt may, da giày là hai ngành chịu tác động lớn từ đại dịch, nhưng đến 15/12/2020, xuất khẩu sợi, vải và nguyên phụ liệu dệt may, da giày vẫn đạt 6,9 tỷ USD, chỉ giảm khoảng 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Thách thức không chỉ có từ phía bản thân doanh nghiệp, mà còn từ hạn chế của các hoạt động dịch vụ liên quan. 

Bức tranh công nghiệp trong nước có nhiều khởi sắc với sự dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa của Việt Nam đang từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các Tập đoàn đa quốc gia.

Đơn cử, Toyota trong vòng 2 năm nay đã phát triển được 10 nhà cung ứng cấp 1 nội địa. Samsung đã phát triển thêm 50 nhà cung ứng cấp 1 mới, số lượng nhà cung ứng cấp 2 cũng tăng từ 157 doanh nghiệp năm 2018 lên 192 doanh nghiệp.

Hiện nay Samsung đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, không chỉ với các nhà cung ứng cấp 1 mà còn với các nhà cung ứng cấp 2 hoạt động đa dạng trong nhiều ngành nghề và sản phẩm. Panasonic đang hình thành mạng lưới các nhà cung cấp trong nước để phục vụ cho các nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử từ Thái Lan, Trung Quốc về Việt Nam...

- Trước xu hướng chuyển dịch dòng vốn trên thế giới, chúng ta phải làm gì để nhanh chóng nắm bắt cơ hội để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thưa ông?

Sau tác động của dịch COVID-19, trên thế giới xuất hiện xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu xu thế đầu tư nước ngoài mới. Mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia được nhiều doanh nghiệp đánh giá là một lợi thế lớn của Việt Nam để thu hút các nhà đầu tư di chuyển sản xuất sang Việt Nam.

 Sản phẩm Vsmart của Tập đoàn Vingroup đã được phân phối tại Tây Ban Nha qua chuỗi gần 90 cửa hàng của Công ty MediaMarkt - nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng số một châu Âu.

Sản phẩm Vsmart của Tập đoàn Vingroup đã được phân phối tại Tây Ban Nha qua chuỗi gần 90 cửa hàng của Công ty MediaMarkt - nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng số một châu Âu.

Đặc biệt, việc thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa khống chế được dịch bệnh COVID-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đã nâng cao uy tín của Việt Nam như một điểm đến đầu tư an toàn, có năng lực quản trị, cũng như khả năng kháng chịu, thích ứng tương đối tốt trước những biến động của thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, môi trường đầu tư của Việt Nam hiện còn nhiều điểm yếu, như hạn chế về năng lực quản lý, kết cấu hạ tầng, thủ tục đầu tư, thiếu lao động có kỹ năng, công nghiệp phụ trợ và mạng lưới logistics… Cùng với đó là tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật thuận lợi.

- Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vươn lên, vượt qua các đối thủ, trở thành các mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu?

Hiện nay, con số doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn khiêm tốn so khu vực và thế giới. Bởi vậy, bên cạnh những chính sách, hỗ trợ từ địa phương và các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần quyết tâm đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tạo dựng thương hiệu… thông qua các hoạt động, như chủ động nâng cao quy trình sản xuất, đầu tư công nghệ, phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ cao, tăng cường liên kết đào tạo, hướng đến mục tiêu làm chủ công nghệ. Doanh nghiệp việt cần nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ thông qua việc liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia vào quá trình tham vấn chính sách, vừa đảm bảo quyền lợi của chính doanh nghiệp, và cũng để các chính sách được ban hành đi vào cuộc sống có tính khả thi và tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Thâm nhập” chuỗi giá trị toàn cầu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714367706 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714367706 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10