Tham vọng Nam tiến của Hòa Phát

NGUYỄN VIỆT 10/06/2020 11:21

Tháng 5/2020, Tập đoàn Hòa Phát bán ra thị trường 258.500 tấn thép xây dựng các loại, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng thị trường miền Nam bán được 80.650 tấn, gấp gần 3 lần lượng thép bán ra tại khu vực này tháng 5/2019.

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát - Dung Quất sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường thép Việt Nam?

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát - Dung Quất sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường thép Việt Nam?

Tại Hội nghị khách hàng phía Nam lần đầu tiên và lớn nhất từ trước đến nay tổ chức gần đây, lãnh đạo cao nhất của Hòa Phát - ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát đã gửi hai thông điệp là Hòa Phát sẽ tiến mạnh mẽ vào thị trường phía Nam từ năm nay và cam kết sẽ đồng hành cùng với các nhà phân phối, đại lý và khách hàng.

Hòa Phát cam kết với khách hàng luôn có sẵn hàng để bán, đảm bảo thời gian giao hàng, chủng loại. Để chuẩn bị phát triển thị trường phía Nam, Hòa Phát đã đầu tư 500 tỷ đồng mua một cảng tại Đồng Nai để đưa thép xây dựng vào phía Nam, đầu tư một cảng ở Cần Thơ để nhận hàng cho miền Tây và Campuchia.

Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc sở hữu khu liên hợp thép tại Dung Quất là chìa khóa quan trọng giúp Hòa Phát trở thành "vua thép" tại thị trường nội địa, khi đóng vai trò quan trọng hơn trong ngành thép trên cả ba khía cạnh: thị phần thép tại ba miền, chuỗi giá trị, và danh mục sản phẩm.

Trước áp lực từ dự án Dung Quất của Hòa Phát, các doanh nghiệp thép khác ở Việt Nam đang có những động thái nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đang đổ về miền Trung để xây dựng các nhà máy mới, trong đó không thể không kể đến Công ty Thép Nam Kim và Tập đoàn Hoa Sen.
Việc đặt nhà máy tại miền Trung đem lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất thép. Miền Trung có chi phí nhân công rẻ hơn các vùng kinh tế phát triển khác, song song với những ưu đãi để kêu gọi đầu tư của chính quyền địa phương về đất đai, thuế, thủ tục hành chính...

Đồng thời, miền Trung cũng mang một vị trí chiến lược, là bàn đạp cho những chiến lược mở rộng bán hàng và giảm chi phí logistics. Với Hòa Phát, Dung Quất là căn cứ địa để tập đoàn này thực hiện tham vọng Nam tiến thì Hoa Sen cũng đáp trả bằng các nhà máy ở khu vực này để tối ưu công suất và bán hàng khi mở rộng ra miền Bắc.

Có thể bạn quan tâm

  • Hậu dịch COVID-19, Hòa Phát bán ngược 120.000 tấn phôi thép sang Trung Quốc

    Hậu dịch COVID-19, Hòa Phát bán ngược 120.000 tấn phôi thép sang Trung Quốc

    11:02, 29/05/2020

  • Hòa Phát thuê máy bay đón chuyên gia nước ngoài đến Dung Quất

    Hòa Phát thuê máy bay đón chuyên gia nước ngoài đến Dung Quất

    14:53, 25/05/2020

  • Hòa Phát và áp lực từ dự án Dung Quất

    Hòa Phát và áp lực từ dự án Dung Quất

    04:00, 24/05/2020

  • Hòa Phát sắp “qua mặt” Formosa trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam

    Hòa Phát sắp “qua mặt” Formosa trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam

    15:55, 18/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tham vọng Nam tiến của Hòa Phát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO