Than lậu chui “lỗ” nào? (Bài 3): Cần một lời giải minh bạch

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh câu chuyện về TKV, không chỉ để lại nhiều dấu hỏi về năng lực quản lý, đơn vị này cũng đang khiến dư luận hoài nghi về một thực trạng bất thường, có dấu hiệu lợi ích nhóm…

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, dư luận không chỉ rúng động bởi khối lượng than lậu “khổng lồ” bị thất thoát vừa được các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện, triệt phá, thuộc khai trường quản lý khai thác than của Công ty than Hạ Long – TKV, tại phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả,… Điều đáng quan ngại hơn là việc doanh thu toàn Tập đoàn năm 2020 đạt 123.425 tỷ đồng; nộp Ngân sách Nhà nước 19.500 tỷ đồng; lợi nhuận đạt gần 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên, báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 tại thời điểm 30/6/2020, TKV vẫn ôm khoản nợ “khủng” lên tới gần 100 nghìn tỷ đồng.

 Những thực trạng xung quanh hoạt động của TKV cần một lời giải minh bạch (Ảnh: Khai thác than lộ thiên ở Công ty CP Than Cọc Sáu – TKV)

Những thực trạng xung quanh hoạt động của TKV cần một lời giải minh bạch (Ảnh: Khai thác than lộ thiên ở Công ty CP Than Cọc Sáu – TKV)

Cái giá của quản lý kém…

Trở lại với vấn đề “than lậu”, theo nhận định của các chuyên gia về năng lượng, trong ngành than có ba chỉ tiêu hiện vật đang bị “đánh cắp” nhiều nhất (có tổ chức và bài bản nhất) là “than,” “đất đá bốc” và “mét lò”, cả ba loại này rất dễ bị các mỏ cố tình khai gian để “ăn cắp”, vậy nên, khi chỉ cần có sự “tiếp tay” như vụ việc tại khai trường quản lý khai thác than của Công ty than Hạ Long – TKV vừa qua là khó thể nào tránh khỏi.

Bên cạnh đó, liên quan đến khoản nợ “khủng” lên tới gần 100 nghìn tỷ đồng của TKV, thông tin với báo chí, ông Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng ban Chiến lược của TKV cùng từng nêu quan điểm: sở dĩ TKV chỉ xúc than lên bán nhưng vẫn làm nên khoản nợ “khổng lồ” lên tới hơn 100 nghìn tỷ đồng như báo chí thời gian qua phản ánh là do công tác quản lý kém.

Theo ông Sơn, về bản chất kinh tế, so với các ngành sản xuất vật chất, thì các ngành khai thác (khoáng sản, thủy sản, lâm sản) phải có mức lãi tối thiểu là 30%. Vì, trong cơ cấu chi phí sản xuất (giá thành sản phẩm) của các ngành khai thác (như than, bauxite, titan) không có khoản mục nguyên liệu chính. Khoản mục này thường chiếm ít nhất 30% ở các ngành sản xuất vật chất như thép, xi măng, vật liệu xây dựng...

“Mặt khác, trong quá khứ (giai đoạn từ năm 1995-2013) vì ngành than đã được quản lý phát triển theo tư duy tăng trưởng GDP và chạy theo thành tích xuất khẩu, còn hiện nay không có chiến lược dài hạn, cộng với thực trạng quản lý kém, thất thoát nguồn than lớn nên chúng ta đang phải “trả giá” bằng việc phải nhập khẩu than”, ông Sơn phân tích.

Thực tế, theo thống kê của Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 36,5 triệu tấn than đá, trị giá 2,558 tỷ USD, tăng 49% về lượng và tăng 10,8% (hơn 250 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

ấn than lậu đã bị các đối tượng móc ngoặc với doanh nghiệp thành viên của TKV khai thác trái phép. ẢNH N.H

Hàng trăm tấn than lậu đã bị các đối tượng móc ngoặc với doanh nghiệp thành viên của TKV khai thác trái phép. ẢNH N.H

Nhiều sai phạm tiếp tục được… gọi tên

Báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) như, đối với Dự án Lò giếng Cánh gà được phê duyệt khi chưa có trong danh mục quy hoạch, quy hoạch vùng, ngành; dự án sàng tuyển Vàng Danh 2, dự án mỏ Bình Minh, dự án mỏ Đèo Nai, dự án mỏ Mông Dương,… chưa phê duyệt cụ thể, chi tiết tỷ lệ cho từng loại nguồn vốn; dự án mỏ đồng Tả Phời, dự án vận chuyển Khe Ngát - cảng Điền Công, xác định tổng mức đầu tư chưa đầy đủ cơ sở.

Về công tác đấu thầu, kết quả kiểm toán cho thấy, TKV đã lựa chọn nhà thầu chậm tại nhiều dự án như: dự án cụm cảng Km6, dự án sàng tuyển Khe Chàm, dự án mỏ đồng Tả Phời, dự án lò giếng Cánh Gà, dự án vận tải Lép Mỹ - Cảng Km6, dự án kẽm Thái Nguyên…

Đáng chú ý, báo cáo kiểm toán cũng chỉ ra 24 công ty con của TKV có dấu hiệu mất an toàn tài chính là: Công ty TNHH MTV Môi trường, Công ty CP Than Mông Dương, Công ty CP Than Vàng Danh, Viện Cơ khí năng lượng và mỏ, Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hóa, Công ty CP Địa chất mỏ, Công ty CP Tư vấn đầu tư mỏ công nghiệp, Công ty CP Địa chất mỏ khoáng sản, Công ty CP địa chất Việt Bắc,…

Trước những sai phạm được gọi tên, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, tuy nhiên, cho tới nay mọi thông tin đều có dấu hiệu “chìm xuồng”.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Than lậu chui “lỗ” nào? (Bài 3): Cần một lời giải minh bạch tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714734381 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714734381 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10