Thành phố Thủ Đức ngoài mục tiêu trở thành một đô thị sáng tạo, hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế, nó còn được kì vọng trở thành một hình mẫu cho đô thị tương lai.
Năm 1993, TP.HCM đã có xu hướng quy hoạch phát triển thành phố về phía Đông. Nhưng thực tế sự phát triển của khu Đông đến nay vẫn còn rất chậm nên với chủ trương mới này hy vọng sẽ có biến chuyển.
Với thành phố mới Thủ Đức, cần kiểm tra lại đô thị với mục tiêu ban đầu đưa ra là tài chính – khoa học – giáo dục. Về tài chính, nếu nói Thủ Thiêm là một phần của quận 1 (trung tâm hiện hữu), không thể tách ra khỏi quận 1 thì chúng ta không có Thủ Thiêm ở thành phố mới. Mà khi không có Thủ Thiêm ở đây thì xem ra từ “tài chính” đã đẩy quá cao và tham vọng ấy gây khó cho một đô thị mới.
Vậy giá trị cốt lõi đang có ở thành phố mới này là gì? Là giá trị khoa học – công nghệ với khu công nghệ cao, thành phố đại học; chúng ta có không gian thể thao, y tế, các dịch vụ… Nhưng chúng ta cũng có tình trạng ngập lụt, có triền sông dài. Vậy tại sao không nghĩ đến việc tạo ra đô thị sinh thái – một đô thị nông nghiệp?
Thành phố Thủ Đức cần đi vào vấn đề quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết không bỏ qua một bước nào.
Với giá trị cốt lõi đang có này thì đô thị sáng tạo cần đến ba mô hình: Một là đô thị công nghệ cao – thành phố khoa học; hai là đô thị giáo dục – thành phố đại học; ba là đô thị sinh thái – đô thị nông nghiệp.
Nhưng nếu chúng ta xác định phát triển thì cần đi vào đúng giá trị cốt lõi. Nếu nhìn vào 10% diện tích, 10% dân số và muốn tạo ra 30% GDP cho thành phố là chúng ta đang nghĩ đến bài toán kinh tế.
Nếu chúng ta nghĩ đừng vội đặt nặng nhiệm vụ 30% GDP cho thành phố này mà nghĩ con số ấy được tạo ra vì chúng ta sẽ có di sản cũ và di sản mới. Tức đồng thời cần làm cùng một lúc, vừa đầu tư cho thành phố mới nhưng quay trở lại chăm lo cho di sản ở không gian cũ để chúng ta có một trung tâm tài chính, trung tâm của một đô thị lịch sử.
Nếu đô thị sáng tạo được làm thực sự tốt nó cũng sẽ trở thành một di sản cho tương lai. Đây là bài học kinh nghiệm của Singapore khi họ tạo ra Sentosa và Marina Bay. Khi tạo ra hai không gian này họ không thể ngờ rằng người ta đến Singapore không còn cần biết đến Little India, Chinatown mà “lao vào” hai địa chỉ mới này. Singapore từ đó họ tự hào với thế giới khi có hai di sản mới.
Câu chuyện này rất giống với trường hợp của Pháp khi làm La Défense. Bởi một ngày bỗng có một toà nhà cao tầng xuất hiệt trong lõi của Paris cổ, làm ảnh hưởng đến không gian di sản nên người ta cho rằng nếu để yên cho sự phát triển này thì sẽ mất di sản và mất giá trị của lõi đô thị. Lúc đó, họ bắt đầu nghĩ tại sao không đưa tất cả những gì muốn xây cất hoành tráng ra khỏi thành phố này và La Défense ra đời.
Quả thật sau khi xây La Défense xong, họ thống kê số lượng khách đến đây tương đương lượng người đến trung tâm của đô thị di sản. Du khách đến Paris thường rơi vào tình cảnh là phải chia thời gian của mình để được thăm cả di sản cũ và di sản mới. Câu chuyện này cũng giống với Thượng Hải, khi xây dựng xong Phố Đông thì nó lập trở thành hình ảnh chính của thành phố này…
Có thể bạn quan tâm
5 yêu cầu cho “Thành phố Thủ Đức”
14:00, 17/09/2020
Vì sao Trường Thọ là trung tâm thành phố Thủ Đức?
15:30, 24/08/2020
Phó Thủ tướng đồng ý thành lập Thành phố Thủ Đức
11:00, 18/08/2020
Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM: Hoàn toàn có cơ sở
04:00, 18/08/2020
7 nhiệm vụ cụ thể xây dựng "Phố Đông" TP.HCM
06:00, 29/07/2020
Trăn trở “Phố Đông”
11:00, 18/06/2020
Đừng để "Phố Đông" TP.HCM chỉ là nơi nuôi dưỡng bất động sản
14:00, 08/06/2020
"Phố Đông" - Cánh cửa cải cách mới: Vốn mồi cho phố Đông
14:00, 17/05/2020