Giá dầu neo cao, "trùm xăng dầu" Thanh Lễ vẫn gây thất vọng lớn

Diendandoanhnghiep.vn Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (UpCOM: TLP) vừa báo lỗ 8 tỷ đồng trong quý III/2021. Đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của “ông trùm” xăng dầu khu vực Bình Dương.

Cụ thể, TLP ghi nhận doanh thu thuần quý III/2021 đạt 1.689 tỷ đồng, giảm 12% so cùng kỳ. Do giá vốn giảm chậm hơn (7%), lãi gộp bị thu hẹp đến 66%, đem về 49 tỷ đồng.

Mặc dù đã tiết giảm đáng kể các khoản như: chi phí tài chính giảm 85%, còn 7,7 tỷ đồng; chi phí lãi vay giảm 86%, còn 7,1 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm 25%, còn 40,3 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 38%, còn 13,9 tỷ đồng. Nhưng TLP vẫn thua lỗ ròng 8,1 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ công ty lãi 17 tỷ đồng.

TLP) vừa báo lỗ 8 tỷ đồng trong quý III/2021. Đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của “ông trùm” xăng dầu khu vực Bình Dương.

Thanh Lễ vừa báo lỗ 8 tỷ đồng trong quý III/2021 và cũng là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của “ông trùm” xăng dầu khu vực Bình Dương.

Nhờ kết quả 2 quý đầu năm khả quan, lũy kế 9 tháng đầu năm, TLP vẫn có lãi ròng 46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ, công ty lỗ 104 tỷ đồng.

Tính đến 30/09/2021, tổng tài sản của TLP đang đạt 7.652 tỷ đồng, tăng 122 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm hơn 4.312 tỷ đồng, tài sản dài hạn hạn chiếm 3.340 tỷ đồng. Công ty đang nắm lượng hàng tồn kho hơn 2.113 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng so với đầu năm.

Nợ phải trả tính đến cuối quý của TLP là hơn 5.015 tỷ đồng, giảm 23 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 4.475 tỷ đồng; nợ dài hạn là hơn 540 tỷ đồng.

TLP tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh sơn mài Thanh Lễ, được thành lập vào năm 1991. TLP hiện hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là kinh doanh xăng dầu, vận tải và bất động sản khu công nghiệp, với 11 đơn vị phụ thuộc, 5 công ty con và 1 công ty liên kết.

Trong mảng xăng dầu, mảng đem về nguồn doanh thu và lợi nhuận chính, TLP mua nguyên liệu chủ yếu từ 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Bình Sơn, sau đó phân phối lại qua hệ thống cây xăng dầu do Công ty quản lý. Đối với mảng khu công nghiệp, hiện TLP đang quản lý Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Khu công nghiệp Bình Đường (Bình Dương), hiện đã được lấp đầy.

Hoạt động trong lĩnh vực phân phối xăng dầu cùng lợi thế về đất đai tập trung chủ yếu tại Bình Dương, một tỉnh trung tâm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, được xem là điểm hấp dẫn của TLP trong mắt nhà đầu tư khi cổ phần hóa.

Thực tế, đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối năm 2017 của TLP được đánh giá là rất thành công khi số lượng đặt mua gấp 4,8 lần số lượng chào bán và giá trúng IPO bình quân lên đến 14.823 đồng/cổ phần, cao hơn 40% giá khởi điểm.

Trong thời gian ngắn sau IPO, việc bán chiến lược cũng đã hoàn tất với 3 nhà đầu tư tham gia là Công ty TNHH Hải Linh (15%), Công ty CP Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S (14,55%) và Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ - Thiết bị Hướng Dương (16%). Ba nhà đầu tư chiến lược đã bỏ hơn 1.600 tỷ đồng mua 46,55% cổ phần TLP. Qua đó, trở thành một trong số ít doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa giai đoạn này sớm hoàn tất việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp này suốt 4 năm sau đó vẫn không khởi sắc hơn.

Cổ phiếu TLP hầu như không có nhiều biến động kể từ sau khi IPO.

Cổ phiếu TLP hầu như không có nhiều biến động kể từ sau khi IPO.

Chẳng hạn năm 2018, TLP báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 119,8 tỷ đồng. Còn năm 2019 khoản lợi nhuận này lại giảm 34,5%, xuống 77,9 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) của năm 2018 là 1,24% và 5,27%, còn năm 2019 vỏn vẹn 0,88% và 3,1%.

Năm gần nhất là năm 2020, báo cáo tài chính của TLP cho thấy, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 22 tỷ đồng, giảm đến 72% so với thực hiện năm 2019. Thậm chí TLP có thể đã báo lỗ nếu hạch toán hết khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (75,8 tỷ đồng) như ý kiến ngoại trừ của kiểm toán.

Gần 4 năm sau khi cổ phần hóa, mô hình hoạt động kinh doanh của TLP hầu như không thay đổi, chủ yếu phụ thuộc vào mảng kinh doanh xăng dầu có biên lợi nhuận thấp, giá dầu thường xuyên biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh bất động sản, vốn được kỳ vọng về khả năng mang lại đột biến nhờ quỹ đất lớn trước cổ phần hóa và tình hình thị trường sôi động những năm qua cũng chưa ghi nhận chuyển biến nào.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá dầu neo cao, "trùm xăng dầu" Thanh Lễ vẫn gây thất vọng lớn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713550742 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713550742 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10