“Thâu tóm” doanh nghiệp Việt hậu COVID-19: Cần bán có chọn lọc

Diendandoanhnghiep.vn Ở thời điểm này, khi khủng hoảng đang diễn ra thì nguy cơ vẫn có thể xảy ra với những doanh nghiệp được xem là “gã khổng lồ”, có vai trò trong nền kinh tế...

fa

Nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ bị thâu tóm…

Ở những bài trước, Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói về thực trạng đang diễn ra với làn sóng chuyển dịch đầu tư, nguy và cơ thâu tóm các doanh nghiệp Việt của nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc hài hòa luật chơi quốc tế và bảo vệ nội lực tự cường.

Tiếp vấn đề này, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, có thể diễn ra xu hướng M&A bởi lẽ đây là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng sau đại dịch COVID-19. Điều đáng nói là quá trình này diễn ra phải có sự chọn lọc, thậm chí lúc cần sẽ phải có sự can thiệp cần thiết.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, nếu bảo tạm ngưng M&A là khó và cũng không thể ngưng được, bởi lẽ chúng ta đang mong chờ các nhà đầu tư mới trước làn sóng chuyển dịch đầu tư. Chúng ta nói nhiều tới cách thức chọn lọc việc thu hút FDI bền vững thì đây cũng là lúc cần xem xét khi thực hiện các thương vụ.  

Thêm vào đó, ông cho biết, nếu nhìn vào số liệu của Bộ KH-ĐT cho thấy tính chung trong 4 tháng đầu năm, số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng gần 34%, đạt hơn 3.200 lượt. Đây là con số rất lớn trong bối cảnh dịch bệnh khiến phần lớn các hoạt động kinh tế chững lại. Song quy mô của dự án góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 tháng lại khá khiêm tốn, với tổng giá trị gần 2,48 tỉ USD, giảm 65,3% so với cùng kỳ năm 2019, bình quân chỉ 0,77 triệu USD/lượt góp vốn.

Trả lời báo Thanh niên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, từ cảnh báo của Bộ KH-ĐT, tôi nghĩ Chính phủ cần có chính sách khuyến khích nhà đầu tư trong nước mua lại các dự án chủ chốt của doanh nghiệp trong nước để bảo vệ một số ngành nhạy cảm. Đối tượng cần cân nhắc không nên là người có tiền và trả giá cao là mua được, mà cần xem xét nhiều yếu tố năng lực, công nghệ....

“Trong thực tế đã có nhiều trường hợp đầu tư ẩn danh, đánh tráo khái niệm trên quan điểm tỷ lệ góp vốn; dùng vài ba nhà đầu tư khác nhau để thâu tóm ngành hàng trong nước. Thế nên hiện nay, thế giới đang rất cẩn trọng nguồn FDI “– vị chuyên gia này nói.

Mới đây, Nhật Bản đã lên một danh sách các công ty trong nước phải chịu kiểm soát nghiêm ngặt đối với sở hữu nước ngoài. Theo đó, 518 doanh nghiệp, trong tổng số 3.800 doanh nghiệp của nước này bắt buộc phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn về đầu tư nước ngoài.

Đây là những doanh nghiệp được coi là trọng yếu đối với an ninh quốc gia, hoạt động trong 12 lĩnh vực, bao gồm dầu mỏ, đường sắt, tiện ích, vũ khí, không gian, năng lượng hạt nhân, hàng không, viễn thông và an ninh mạng… Các công ty này đều đang niêm yết trên sàn chứng khoán với tổng trị giá 5,4 nghìn tỷ USD. Trong số này tất nhiên không thể thiếu những thương hiệu lớn như Toyota, Sony… đang niêm yết trên các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. 

Theo đó, thay vì 10% như trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần mua từ 1% cổ phần trở lên tại các doanh nghiệp Nhật Bản thuộc 12 lĩnh vực quy định đã phải chịu sàng lọc về nguyên tắc mới được phép sở hữu cổ phần. Điều này đưa ra nhằm hạn chế ảnh hưởng của các công ty nước ngoài đối với những ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó có quốc phòng, cũng như ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin mật và những ngành công nghệ chính bị “chảy máu”. 

Chính phủ Đức tuyên bố siết chặt chính sách M&A doanh nghiệp nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước hành vi “thâu tóm gây hại” bởi các nhà đầu tư ngoài EU.

Hành vi “thâu tóm gây hại” là hành vi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp từ một nước ngoài EU có thể gây hại tới hệ thống công cộng hoặc an ninh, các thương vụ này cần được thẩm tra. Trước đó, Đức quy định chỉ tiến hành thẩm tra khi hành vi mua bán, sáp nhập đã gây ra “nguy hiểm thực tế”.

Trước kia, việc mua bán sáp nhập diễn ra ở trạng thái bình thường, nguy cơ thâu tóm diễn ra ở chiều hướng “cá lớn nuốt cá bé” nhưng ở thời điểm này, khi khủng hoảng đang diễn ra thì nguy cơ vẫn có thể xảy ra với những doanh nghiệp được xem là “gã khổng lồ”, có vai trò trong nền kinh tế. Và không loại trừ có trường hợp thâu tóm mang động cơ chính trị…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Thâu tóm” doanh nghiệp Việt hậu COVID-19: Cần bán có chọn lọc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711646979 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711646979 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10