THAY ĐỔI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT: Chờ lãi suất thực âm

HÀ ANH 26/09/2020 12:00

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, có ý kiến đề nghị nghiên cứu áp dụng lãi suất thực âm để hỗ trợ nền kinh tế.

LTS: Trong thời điểm dịch bệnh kéo dài như hiện nay, mỗi quyết định điều hành lãi suất mà các ngân hàng trung ương đưa ra đều cần cân nhắc, dựa trên bối cảnh lạm phát, cùng tính toán về cân đối mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

 Lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng đã xuống dưới 6%/năm, mức thấp kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây. Ảnh: Quang Vinh.

Lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng đã xuống dưới 6%/năm, mức thấp kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây. Ảnh: Quang Vinh.

Trên thực tế hiện nhiều ngân hàng cũng đáng áp dụng lãi suất thực âm với các kỳ hạn ngắn.

Mặt bằng lãi suất vẫn cao

Mặc dù NHNN Việt Nam cũng đã hai lần cắt giảm các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động, cho vay ngắn hạn với mức cắt giảm khá lớn 1-1,5%/năm, thế nhưng công bằng mà nói hiện mặt bằng lãi suất tại Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức khá cao so với nhiều quốc gia trong khu vực, chứ chưa nói gì đến tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ hay EU và Nhật.

Theo đó, hiện lãi suất tái cấp vốn đang ở mức 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu là 3%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là 3%/năm; còn trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng là 4,25%/năm, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên là 5%/năm… Trong khi lãi suất cho vay trên thị trường vẫn đang ở mức khá cao, đặc biệt là với các khoản vay trung- dài hạn do không bị khống chế bởi trần lãi suất của NHNN. Cá biệt nhiều khoản vay vẫn đang chịu lãi suất trên 10%/năm.

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV đã chỉ ra 4 nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất ở Việt Nam khó giảm, đó là: Lạm phát ở Việt Nam khá cao; lãi suất huy động thực cũng cao; mức độ rủi ro cao và chi phí giao dịch trong nền kinh tế còn cao.

Không ít ý kiến cũng chia sẻ quan ngại này của các ngân hàng khi cho rằng, lãi suất huy động phải đảm bảo thực dương so với lạm phát mới có thể hấp dẫn người gửi tiền. Nếu giảm lãi suất xuống quá thấp khiến gửi tiết kiệm không có lợi, nhiều người sẽ rút tiền chuyển sang các kênh đầu tư khác sẽ khiến ngân hàng không có vốn để cho vay thì còn nguy hiểm hơn.

Không lo dòng vốn đảo chiều

Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng, quan điểm trên chỉ đúng trong thời kỳ lạm phát cao. Còn hiện nay, trên thực tế dòng tiền chảy vào ngân hàng vẫn tăng trưởng đều đặn dù mặt bằng lãi suất huy động giảm.

Thậm chí không ít ngân hàng còn áp dụng lãi suất huy động thực âm với các kỳ hạn ngắn. Chẳng hạn lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng tại 4 NHTM Nhà nước lớn chỉ ở mức 3,6-3,8%/năm, tức còn thấp hơn lạm phát bình quân 8 tháng.

Thế nhưng không phủ nhận khi lãi suất huy động giảm sẽ có một lượng vốn nhất định chảy sang các kênh đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu hay bất động sản. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này, theo TS. Trương Văn Phước – nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nền kinh tế vẫn có lợi.

Đồng tình như vậy, một chuyên gia ngân hàng phân tích, dù vốn có đổ vào kênh trái phiếu hay cổ phiếu, thậm chí là bất động sản thì kết quả cuối cùng vẫn là chảy vào sản xuất kinh doanh. Cũng không nên quá lo dòng tiền sẽ chảy vào vàng hay ngoại tệ. Bởi việc giá vàng biến động thất thường với biên độ lớn khiến cho kênh đầu tư này cũng đầy rủi ro và không phù hợp với đại bộ phận người dân. Trong khi USD đang có xu thế giảm do FED tuyên bố sẽ kéo dài nới lỏng tiền tệ. Hơn nữa, hiện lãi suất huy động USD vẫn đang duy trì ở mức 0%, trong khi người dân muốn gửi vàng phải trả phí cho ngân hàng.

Vì lẽ đó, các ngân hàng nên mạnh dạn giảm lãi suất huy động xuống sâu hơn, nhất là khi lạm phát trong nước vẫn đang có xu hướng giảm. Để hỗ trợ cho các nhà băng, NHNN có thể cân nhắc cắt giảm thêm lãi suất điều hành. Thế nhưng vấn đề mấu chốt để có thể giảm lãi suất huy động và cho vay xuống sâu hơn, hay nói cách khác là áp dụng lãi suất thực âm, vẫn là lạm phát. “Điều quan trọng nhất vẫn là phải kiểm soát lạm phát ở mức thấp và ổn định trong một thời gian dài”, vị này nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • NHNN: Theo dõi sát

    NHNN: Theo dõi sát "sức khỏe" hệ thống để xem xét giảm lãi suất điều hành

    15:16, 22/09/2020

  • Giảm lãi suất điều hành sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng?

    Giảm lãi suất điều hành sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng?

    05:30, 15/08/2020

  • Có nên cắt giảm thêm lãi suất điều hành?

    Có nên cắt giảm thêm lãi suất điều hành?

    06:00, 03/08/2020

  • Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng

    Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng

    16:30, 16/05/2020

  • Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi vay?

    Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi vay?

    04:30, 15/05/2020

  • Giảm lãi suất điều hành tác động thế nào đến doanh nghiệp?

    Giảm lãi suất điều hành tác động thế nào đến doanh nghiệp?

    15:58, 14/05/2020

  • NHNN cắt giảm hàng loạt lãi suất điều hành

    NHNN cắt giảm hàng loạt lãi suất điều hành

    16:10, 12/05/2020

Quyết định hạ lãi suất điều hành của NHNN sẽ tạo môi trường chính sách tiền tệ nới lỏng thích ứng giúp tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được giảm gánh nặng tài chính, đưa hoạt động kinh doanh sản xuất trở lại trạng thái bình thường và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song song với kiềm chế lạm phát.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
THAY ĐỔI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT: Chờ lãi suất thực âm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO