Các chuyên gia đang liên tục đưa ra khuyến nghị dành cho công dân ra nước ngoài khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên diện rộng.
Hiện nay, việc bùng phát các ổ dịch mới trên toàn cầu khi không xác định được nguồn gốc làm lây lan bệnh đang trở thành mối lo ngại chính cho cơ quan y tế các nước. Đây có thể trở thành tín hiệu cho thấy dịch bệnh đã phát tán vượt quá sự kiểm soát của các nỗ lực ngăn chặn.
Đáng quan ngại, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định trường hợp xấu nhất chưa xuất hiện. Hiện chưa có lý lẽ thuyết phục các quốc gia ngoài Trung Quốc cần nhiều biện pháp phòng chống khắc nghiệt hơn nhưng các nhóm ca nhiễm bệnh ở Iran, Hàn Quốc, Italia.. được cảnh báo rằng có thể sẽ hết thời gian để ngăn chặn virus.
Có thể bạn quan tâm
14:00, 12/02/2020
14:46, 24/02/2020
05:30, 24/02/2020
00:00, 24/02/2020
Như Giáo sư Arnaud Fontanet, chuyên gia dịch tễ học về các bệnh mới nổi tại Viện Pasteur của Pháp đánh giá, các trường hợp nhiễm bệnh không có mối liên hệ dịch tễ rõ ràng với Trung Quốc cho thấy dấu hiệu củasự lây truyền cộng đồng. Thế giới đang bước sang một giai đoạn bùng phát dịch rất khác. Tại từng quốc gia lại có những hình thức lây truyền virus khác nhau.
Mặc dù trên thực tế, các loại virus thường dễ lây lan khắp thế giới do hoạt động giao thông. Gần như chắc chắn rằng việc lây lan đến từ những người có các triệu chứng nhẹ mà không ai biết. Điều này giống như pha trộn giữa cảm lạnh và cúm theo mùa và sẽ không được chú ý cho đến khi một ai đó bị bệnh nặng.
Các triệu chứng nhẹ là tín hiệu tốt lành bởi nó không khiến cho nhiều người tử vong. Tuy nhiên, đây là tin xấu bởi nó có thể lây lan khi người bệnh tiếp xúc với nhiều người khác dù chưa có triệu chứng bệnh.
Chính vì vậy, các chuyên gia dịch tễ đã đưa ra những khuyến cáo về sự tồn tại của "chuỗi lây nhiễm vô hình" trong cộng đồng và người dân làm việc tại nhà hoặc thay ca để tránh tình trạng đông người, đồng thời hạn chế các cuộc họp không cần thiết. Cụ thể, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cũng đã đưa ra một danh sách 3 mức độ cảnh báo về các địa điểm đã bùng phát dịch bệnh.
Cảnh báo cao nhất - mức độ 3 (Đỏ) là đối với Trung Quốc. CDC khuyến nghị công dân tránh toàn bộ những cuộc di chuyển không cần thiết đến Trung Quốc đại lục. Cảnh báo 2 mức vàng dành cho những địa điểm ghi nhận sự lây lan gia tăng trong cộng đồng liên quan đến virus COVID-19. Hiện tại, 2 địa điểm nằm trong cảnh báo này là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng nâng cảnh báo du lịch tới Hàn Quốc lên mức hai là "cảnh giác", hai ngày sau khi ban lệnh cảnh báo ở mức một là "chú ý". Người cao tuổi và những ai đang gặp vấn đề y khoa mãn tính cần tránh toàn bộ những chuyến đi không cần thiết.
Ở mức cảnh báo cuối cùng, mức xanh, theo CDC, không khuyến cáo việc hủy bỏ hoặc trì hoãn di chuyển đến các địa điểm trong danh sách, hiện tại đang có đặc khu kinh tế Hong Kong (Trung Quốc). Dù vậy, công dân vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường trước dịch bệnh.
Là quốc gia được các chuyên gia của WHO xử lý dịch bệnh tốt, nhưng các chuyên gia của CDC cho rằng, Việt Nam cùng 4 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện vẫn đang ở hạng mục có biểu hiện lây lan trong cộng đồng khi đã xuất hiện người nhiễm bệnh, bao gồm cả những trường hợp không rõ bị lây nhiễm từ đâu và bằng cách nào.
Tuy nhiên, sự lây lan không leo thang, hoặc không đủ lớn để phải đưa ra các khuyến cáo liên quan đến di chuyển. Trong trường hợp danh sách có thay đổi, CDC sẽ nhanh chóng cập nhật. Các công dân Mỹ không cần phải nhận cảnh báo khi di chuyển khi đến Việt Nam cũng như 4 quốc gia và vùng lãnh thổ trong danh sách này.
Trong bối cảnh giới chức y tế cần nỗ lực kiểm tỏa sự lây lan của virus lâu nhất có thể, các nước cần tiếp tục thực thi các biện pháp quyết liệt trong việc hạn chế đi lại, hạn chế khách từ các quốc gia đang bùng phát dịch nhập cảnh. Đồng thời, chuẩn bị cơ sở vật chất tại các bệnh viện và phòng nghiên cứu khoa học, gia tăng kho dự trữ thiết bị bảo hộ trong trường hợp dịch bệnh bùng phát có thể đi theo bất kỳ chiều hướng nào.