Thế giới "chạy đua" sản xuất vaccine ngăn đại dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Với việc diễn biến dịch COVID-19 đang phức tạp trở lại ở nhiều khu vực trên thế giới, nhiều nước đã nỗ lực thúc đẩy sản xuất vaccine để tăng cường tốc độ tiêm chủng diện rộng.

Nhiều nước nỗ lực sản xuất và công nhận vaccine phòng COVID-19

Nhiều nước nỗ lực sản xuất và công nhận vaccine phòng COVID-19

Nhiều hãng dược tại Nhật Bản đang nỗ lực để sớm ra mắt vaccine ngừa COVID-19, trước dự đoán về sự xuất hiện của các biến chủng mới và mối lo ngại về các làn sóng dịch tiếp theo. Cụ thể, các công ty như Daiichi và Shionogi vẫn tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất vaccine COVID-19. Các công ty này dự đoán nhu cầu trong nước có thể tăng, cũng như nhắm đến các thị trường ở nước ngoài trong tương lai.

KM Biologics cho biết hãng đang có mục tiêu tung ra vaccine bất hoạt để sử dụng cho mũi tiêm tăng cường vào năm sau. Hãng dược phẩm này thử nghiệm giai đoạn 2 đối với vaccine COVID-19 của họ từ giữa tháng 10. Theo ông Toshiaki Nagasato - Chủ tịch KM Biologics, một thử nghiệm lâm sàng ban đầu đã chỉ ra rằng vaccine của họ có ít tác dụng phụ hơn so với vaccine do Pfizer, Moderna và AstraZeneca sản xuất.

Hãng dược này đang lên kế hoạch chứng minh tính hiệu quả và sự an toàn của vaccine cho mũi tiêm nhắc lại, cũng như cho trẻ em dưới 12 tuổi, nhóm đối tượng chưa được Nhật Bản chấp thuận tiêm vaccine COVID-19.

Tương tự, Daiichi Sankyo, nhà sản xuất thuốc điều trị ung thư có trụ sở tại Tokyo, cho biết sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 đối với vaccine sử dụng công nghệ mRNA vào năm tới. Giám đốc điều hành Daiichi Sankyo Sunao Manabe cho biết khác với Pfizer và Moderna, vaccine mRNA của họ chỉ tác động vào một phần nhỏ trong protein virus để kích hoạt phản ứng sinh miễn dịch.

Trước đó, Shionogi, một nhà sản xuất vaccine khác của Nhật Bản, đặt mục tiêu cung cấp vaccine vào cuối tháng 3/2022. Công ty này đang phát triển "vaccine protein tái tổ hợp" - một công nghệ sản xuất vaccine tương tự Novavax, Sanofi và GSK. Shionogi đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 trong tháng 10 và có kế hoạch tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 vào cuối tháng 12.

Tại châu Phi, với hy vọng đưa vaccine sử dụng công nghệ mRNA đến các nước nghèo, nhóm nhà khoa học Nam Phi đang nỗ lực sao chép vaccine COVID-19 của hãng Moderna dựa trên các thành phần đã được công khai của loại vaccine này dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). WHO đang điều phối trung tâm nghiên cứu, đào tạo và sản xuất vaccine ở Nam Phi. WHO cũng phụ trách cung ứng các nguyên vật liệu thô cho sản xuất vaccine.

Emile Hendricks, chuyên gia công nghệ sinh học của Viện Sinh học và Vaccine Afrigen, công ty đứng sau nỗ lực tái tạo vaccine Moderna, cho biết: “Những gì chúng tôi đang làm lúc này là vì châu Phi. Chúng ta không thể tiếp tục trông đợi vào các cường quốc”.

Các nhà khoa học tại Cape Town, Nam Phi đang tiến hành sao chép vaccine COVID-19

Các nhà khoa học tại Cape Town, Nam Phi đang tiến hành sao chép vaccine COVID-19

Trên thực tế, vấn đề công bằng vaccine vẫn đang là bài toán khi có tới 3/4 số lượng vaccine được sản xuất thuộc về các nước có thu nhập cao và trên trung bình. Vì hạn sử dụng ngắn và những khó khăn về hậu cần, số vaccine dư thừa này khó có thể chuyển tới các quốc gia nghèo đang chứng kiến tình trạng khan hiếm nguồn cung vaccine. Đó là lý do vì sao, chỉ có 0,7% vaccine COVID-19 đến được tay các nước thu nhập thấp. 

Tới nay, chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX đã phân phối hơn 300 triệu liều vaccine, chủ yếu do các nước phát triển cung cấp, cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, lượng vaccine này còn cách xa mục tiêu mà COVAX đặt ra, là cung cấp khoảng 1,4 tỷ liều vào cuối năm nay. Theo Tiến sĩ Ravi Ganaphathy thuộc Viện Vaccine Quốc tế: “Vẫn còn thị trường khổng lồ cho các loại vaccine hiện đang được phát triển khi biến chủng Delta vẫn còn đang lây lan mạnh mẽ trên thế giới”. 

Chuyên gia này chia sẻ trên Straits Times rằng: “Trong thời gian từ 3 đến 6 tháng, đại dịch ở hầu hết các nước phát triển có thể được kiểm soát. Nhưng ở nhiều nước châu Phi và Nam Mỹ, nhu cầu vẫn còn rất lớn”. Chính vì vậy, việc các nước thúc đẩy sản xuất vaccine nội địa không chỉ giúp đảm bảo nguồn cung trong nước, mà còn hướng tới việc cung cấp cho các nước khác, nhất là khi chúng có giá thành rẻ hơn và dễ bảo quản hơn so với các loại vaccine đang được sử dụng hiện nay. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia lo ngại, việc sản xuất và phân phối các loại vaccine mới sẽ khó xảy ra trong ngắn hạn do đòi hỏi cơ sở hạ tầng sản xuất lớn, trong khi điều này không thể diễn ra chóng vánh. Vaccine ngừa COVID-19 có thời hạn sử dụng tương đối ngắn và khó dự trữ lâu dài. Nếu không có khả năng sản xuất vaccine trong nước, nguy cơ đại dịch tàn phá nền kinh tế nước này như năm ngoái sẽ luôn xuất hiện.

Trước mắt, WHO vẫn đang kêu gọi các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn tiếp tục tăng cường chia sẻ vaccine cho các nước đang phát triển, khi các biến chủng đáng chú ý của virus SARS-CoV-2 đang xuất hiện và lây lan trên nhiều quốc gia. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: "Thế giới cần thực hiện ngay những bước chuẩn bị ứng phó loại virus đó, giúp phát hiện và phản ứng nhanh chóng khi nó xuất hiện".

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế giới "chạy đua" sản xuất vaccine ngăn đại dịch COVID-19 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714076269 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714076269 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10