Dòng tiền kinh doanh mất cân đối, chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu,… khiến Công ty CP Tập đoàn Minh Phú (HOSE: MPC) gặp nhiều khó khăn, thách thức.
>> Thách thức lớn với "vua tôm" Minh Phú
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu MPC không sớm khắc phục được những thách thức nói trên, thì sẽ khó hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022.
Năm 2021, MPC ghi nhận doanh thu thuần giảm 5% so với năm 2020, xuống còn 13.576 tỷ đồng và lãi ròng giảm 4% xuống gần 644 tỷ đồng.
Trong năm 2021, MPC dự kiến đem về 15.775 tỷ đồng doanh thu và 1.092 tỷ đồng lãi sau thuế. Như vậy, so với kế hoạch, “vua tôm Minh Phú” chỉ mới thực hiện được 86% chỉ tiêu doanh thu và 60% chỉ tiêu lãi sau thuế 2021.
Ông Lê Văn Quang-Tổng Giám đốc MPC cho biết, ngay sau khi thắng kiện ở thị trường Mỹ, tưởng rằng hoạt động kinh doanh doanh của Công ty sẽ khởi sắc nhưng các làn sóng dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 ở các nước diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy, đẩy giá nguyên liệu tăng 20-50%, khiến Công ty bị mất lợi thế cạnh tranh.
Năm 2021, MPC tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Minh Phát tại Cà Mau có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, quy mô công suất 30.000 tấn thành phẩm/năm. Ngoài ra, MPC cũng xây dựng trang trại với diện tích 302ha tại Kiên Giang, và có kế hoạch nuôi khoảng 1.000 ao với diện tích 600ha nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng.
>> Tôm Minh Phú - Thời hoàng kim trở lại?
4.462 tỷ đồng là giá trị tồn kho của MPC tính vào thời điểm cuối năm 2021, tăng 47% so với đầu năm.
Đẩy mạnh tái đầu tư và chi phí nguyên liệu tăng cao, khiến dòng tiền kinh doanh của MPC âm hơn 707 tỷ đồng năm 2021, chủ yếu biến động mạnh ở khoản mục hàng tồn kho. Tại thời điểm cuối năm 2021, hàng tồn kho của MPC ghi nhận gần 4.462 tỷ đồng, tăng 47% so với con số đầu năm.
Trong khi đó, tại ngày 31/12/2021, MPC ghi nhận gần 4.068 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 13% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm 82%. Như vậy, tổng nợ phải trả của MPC đã xấp xỉ vượt vốn chủ sở hữu, cho thấy dòng tiền kinh doanh chính của MPC không còn dồi dào.
PHS cho rằng, nếu không sớm cân đối được dòng tiền, thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng tái đầu tư của MPC trong thời gian tới, nhất là việc đầu tư để chủ động nguồn nguyên liệu. Hiện nay, tỷ lệ tự chủ nguyên liệu đầu vào của MPC chỉ ở mức 10%, còn lại vẫn phải thu mua bên ngoài. Do đó, MPC vẫn phải chịu ảnh hưởng từ việc giá tôm nguyên liệu biến động thất thường.
Bên cạnh đó, với việc xuất khẩ̉u là hướng kinh doanh chính của MPC và lượng ngoại tệ thu về chủ yếu là USD và JPY từ hai thị̣ trường xuất khẩ̉u chính là Mỹ và Nhật Bản chiếm hơn 50% tỷ trọng các quốc gia mà MPC xuất khẩu, thì việc biến động tỷ giá hối đoái cũng sẽ là rủi ro đáng quan tâm đối với MPC.
Đặc biệt, đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, cộng với diến biến khó lường từ chiến sự Nga-Ukraine sẽ tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng tôm toàn cầu, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực.
Ngoài ra, giá cước vận tải tăng cao và thiếu container rỗng cũng là vấn đề nan giải không chỉ với MPC mà đối với rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khác.
Có thể bạn quan tâm