Liên vùng sản xuất thuỷ sản công nghệ cao lớn nhất tỉnh Hải Dương với quy mô gần 300ha đang được huyện Tứ Kỳ gấp rút triển khai để nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp.
>>>Hải Dương: Nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động sau tết
>>>Hải Dương: Các doanh nghiệp ứng phó sao khi F0 xuất hiện nhiều?
Với gần 1.800ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản với tổng sản lượng ước đạt hơn 13.000 tấn/năm, huyện Tứ Kỳ được biết đến là địa phương điển hình trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Hải Dương.
Bà Nguyễn Thị Hà – Chủ tịch UBND Tứ Kỳ cho biết, huyện Tứ Kỳ có tiềm năng phát triển thủy sản và đang nỗ lực để phát huy tối đa thế mạnh này. Tại những vùng nuôi thâm canh, năng suất đạt bình quân 10 - 15 tấn/ha, cá biệt có hộ sản xuất ứng dụng kỹ thuật cao năng suất đạt từ 30 - 40 tấn/ha. Đối với cá lồng, có 925 lồng nuôi, sản lượng hơn 2.500 tấn/năm. Hiện địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, hiệu quả và bền vững giai đoạn 2021 - 2025” của UBND tỉnh Hải Dương trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.
Huyện Tứ Kỳ hiện có 27 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, diện tích từ 20ha/vùng trở lên, tập trung ở các xã Tân Kỳ, Quang Phục, Tái Sơn, Hưng Đạo, Tiên Động... Thực tế hiện nay, dù các vùng nuôi trồng thuỷ sản được sản xuất tập trung nhưng lại không đồng bộ. Tại một số địa phương như Tân Kỳ, Quang Phục, Tái Sơn, người dân có trình độ thâm canh cao nhưng hạ tầng thiếu liên kết. Ngoài ra, do không có điểm nhấn nên các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ tương đối bấp bênh, sản lượng cung cấp ra thị trường phụ thuộc phần lớn vào các thương lái.
Theo ông Trịnh Văn Hưng – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tứ Kỳ, thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, hiệu quả và bền vững, huyện Tứ Kỳ đã thành lập mới 47 mô hình chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tổ liên kết trong sản xuất nông nghiệp thu hút gần 1.500 hội viên. Các mô hình góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của một số chi tổ hội còn chưa hiệu quả, khó tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật...
Theo UBND huyện Tứ Kỳ, để đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, bảo vệ môi trường…, Tứ Kỳ sẽ phát triển 1 liên vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại 3 xã Quang Phục, Tân Kỳ, Tái Sơn trong năm 2022. Liên vùng này có diện tích gần 300ha, thu hút 455 hộ tham gia. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật thâm canh công nghệ cao nuôi trồng thủy sản tại xã Quang Phục. Mô hình này có quy mô 5ha bao gồm: máy cho ăn tự động, thiết bị theo dõi cảm biến tự động thông minh kết nối với điện thoại, hệ thống quạt nước tự động…
>>>Hải Dương: Dự án sửa chữa lớn QL5 đang thực hiện đến đâu?
>>>Hải Dương: Triển khai xây dựng hạ tầng 6 khu công nghiệp
Thời gian qua, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm phát triển nông nghiệp và coi đây là 1 trong 4 trụ cột của nền kinh tế. Vì vậy, việc liên vùng thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao đang được triển khai thực hiện tại huyện Tứ Kỳ sẽ tạo đột phá cho lĩnh vực này bằng cách sản xuất hàng hóa, tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Bởi khi áp dụng nuôi tập trung công nghệ cao, các hộ chăn nuôi thuỷ sản sẽ dễ dàng tiếp tận được với đơn vị chế biến uy tín; việc phát triển xây dựng chuỗi liên kết nuôi gia công, sản xuất tiêu thụ sẽ thuận lợi, bền vững hơn việc tự sản xuất và bán sản phẩm theo giá trôi nổi trên thị trường hiện nay.
Theo ông Nguyễn Đình Toản - Giám đốc HTX Thủy sản Công nghệ cao Tưởng An, HTX có 25ha tham gia vào đề án phát triển liên vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao của huyện Tứ Kỳ. Khi tham gia mô hình, HTX đã hoàn toàn thay đổi phương thức nuôi truyền thống trước đây sang sử dụng những thiết bị hiện đại như cho cá ăn bằng hệ thống máng tự động, sản xuất thức ăn bằng máy sản xuất thức ăn hiện đại; lắp hệ thống camera giám sát xung quanh khu vực sản xuất kết nối với điện thoại thông minh để giám sát hoạt động của các thiết bị… Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất sẽ giúp sản lượng tăng lên, chất lượng đồng đều và có giấy tờ kiểm định đầy đủ. Các hộ chăn nuôi cũng không phải lo về vấn đề đầu ra sản phẩm và việc đội chi phí sản xuất.
Được biết, năm 2022, huyện Tứ Kỳ cũng đặt mục tiêu được công nhận là vùng thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao. Để chuẩn bị cho điều này, địa phương đã và đang khẩn trương xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng. Trong đó, huyện đã đầu tư xây dựng 3 tuyến đường dài 2,3 km; lập báo cáo triển khai thực hiện 2 tuyến đường dài gần 2 km tại các xã Tân Kỳ, Tái Sơn; xây cầu Tân Lập (xã Tân Kỳ) và nâng cấp thêm 1 trạm biến thế để phục vụ cho việc sản xuất, tiêu thụ thủy sản.
Theo ông Hà Văn Bẩy - Giám đốc Công ty TNHH Đặc sản rươi - cáy Hà Tiến, trung bình mỗi tháng công ty chế biến từ 5 - 6 tạ rươi tươi. Thời gian tới, phía công ty sẽ nâng công suất chế biến lên 1,2 - 1,5 tấn/tháng sau khi người dân Tứ Kỳ mở rộng diện tích khai thác rươi, cáy trong vùng nội đồng.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đào Văn Soái – Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cho biết, thời gian qua, huyện Tứ Kỳ đã tập trung triển khai các mô hình sản xuất theo hướng sản xuất công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và sản xuất tập trung tại một số xã trên địa bàn. Các sản phẩm bước đầu đã được công nhận là sản phẩm VietGap và được thị trường rất đón nhận. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch đề án sản xuất nông nghiệp hàng hoá, hiệu quả và bền vững, trong đó có các mô hình nuôi trồng thuỷ sản.
Có thể bạn quan tâm
Hải Dương: Các doanh nghiệp ứng phó sao khi F0 xuất hiện nhiều?
00:04, 06/03/2022
Năm 2022 Hải Dương phấn đấu như thế nào để tăng 5 bậc chỉ số
06:29, 05/03/2022
Hải Dương: Dự án sửa chữa lớn QL5 đang thực hiện đến đâu?
06:50, 04/03/2022
Hải Dương: Triển khai xây dựng hạ tầng 6 khu công nghiệp
00:58, 04/03/2022
Hải Dương: Vì sao đề xuất đầu tư xây dựng đường vành đai V?
13:12, 03/03/2022