Thêm hy vọng từ thuốc uống điều trị COVID-19

Giáo sư TRẦN VĂN THUẤN 16/07/2021 08:03

Mỹ đang thử nghiệm giai đoạn 3 loại thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống và có thể đưa ra thị trường vào cuối năm nay.

Đây là một tin vui với tất cả người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Loại thuốc kháng virus có tên Molnupinavir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 trong tương lai gần.

Thuốc Molnupinavir được phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Rigibel (Đức) và Merk (Mỹ). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay.

Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupinavir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới.

Loại thuốc này được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.

Molnupinavir sử dụng dễ dàng qua đường uống, điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà.

Nếu nghiên cứu pha 3 thành công, trong tương lai việc điều trị SARS-CoV-2 sẽ giống như điều trị các loại cúm khác.

Hiện tại, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, FDA của Mỹ sẽ cấp phép cho loại thuốc này.

Từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại các trang trại ở Hà Lan và Nauy do một chủng coronavirus, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupinavir. Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupinavir để thử nghiệm trên người.

Ngày 9/7 vừa qua, Phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của các bệnh nhân Covid-19 nhẹ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Bộ Y tế: Chuẩn bị cho tình hình dịch COVID-19 phức tạp hơn!

    10:25, 16/07/2021

  • Quảng Ninh: Thời hạn giấy xét nghiệm COVID-19 "một mình một kiểu"

    05:00, 16/07/2021

  • Nước Anh và thước đo chống dịch COVID-19 ở châu Âu

    06:00, 15/07/2021

  • Trà Vinh khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh COVID-19

    20:30, 14/07/2021

  • Đà Nẵng khẩn trương diệt khuẩn nơi phát hiện ca mắc COVID-19

    14:01, 14/07/2021

  • Australia hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.

    13:44, 14/07/2021

  • 2 triệu liều vaccine COVID-19 của Moderna được phân bổ ra sao?

    12:30, 14/07/2021

  • Giải pháp cốt lõi để TP.HCM chiến thắng COVID-19

    05:00, 14/07/2021

  • Giảm thời gian nằm viện, cách ly tập trung đối với bệnh nhân COVID-19

    20:19, 13/07/2021

  • Bất chấp COVID-19, thu thuế từ bất động sản tăng mạnh

    14:54, 13/07/2021

  • Quảng Ninh: Khách sạn “kiệt sức” vì COVID-19

    14:21, 13/07/2021

  • COVID-19, tiền phạt "khủng" và câu chuyện ý thức

    11:30, 13/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thêm hy vọng từ thuốc uống điều trị COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO