Thêm nhiều doanh nghiệp dự kiến dời Trung Quốc sang Việt Nam

LINH NGA 23/12/2020 15:55

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Yamada Takio cho biết, có thêm 22 doanh nghiệp nước này thuộc chương trình hỗ trợ đa dạng hoá chuỗi cung ứng của chính phủ đã chọn Việt Nam là điểm đến.

sg

Từ đầu năm đến nay có 37/81 doanh nghiệp Nhật tham gia chương trình muốn đầu tư vào Việt Nam.

Ông Takio cho biết "Việt Nam đang đứng đầu các địa điểm khi doanh nghiệp Nhật thúc đẩy đa dạng chuỗi cung ứng". Từ đầu năm đến nay có 37/81 doanh nghiệp Nhật tham gia chương trình muốn đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Thái Lan hiện là nước xếp thứ 2 khi được 19 doanh nghiệp chọn.

Việc Việt Nam đã khống chế dịch thành công và là một trong số ít những nền kinh tế có tăng trưởng dương trong năm 2020, ước khoảng 2,48% là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp chọn là điểm đến đầu tư.

Tháng 7 vừa qua Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật (Jetro) Hà Nội xác nhận, 15/30 doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí trong dự án đa dạng chuỗi cung ứng sang ASEAN, chọn đến Việt Nam. Đa số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hòa hay module điện...

Trong danh sách này, Tập đoàn Hoya sản xuất linh kiện ổ cứng dự kiến di dời hoạt động sản xuất Trung Quốc sang Việt Nam và Lào. Theo công bố của Jetro, số tiền trợ cấp dao động 100 triệu đến 5 tỉ yen, bù đắp một phần chi phí cần thiết để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị cho việc mở rộng sản xuất.

sf

Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam Nakagawa Tetsuyuki cho biết, những dự án của họ tại Việt Nam thường tốn nhiều thời gian làm thủ tục.

Bên cạnh những thuận lợi, là “điểm cộng” thu hút đầu tư thì các doanh nghiệp Nhật vẫn cho biết vẫn còn nhiều các bất cập, trong đó đặc biệt liên quan thủ tục hành chính vẫn.

Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam Nakagawa Tetsuyuki cho biết, những dự án của họ tại Việt Nam thường tốn nhiều thời gian làm thủ tục. “Có dự án đã phải đợi hơn 1 năm để nhận được giấy đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với những dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng, thời gian còn lâu hơn”, ông Tetsuyuki nói.

Ông Hatakiyama Yuki, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Nipro Việt Nam, chuyên sản xuất thiết bị y tế cũng có trải nghiệm tương tự. Nipro từng mất 1 năm chờ đợi lấy giấy đăng ký đầu tư và quyền sử dụng đất. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị cần rút ngắn quy trình, đẩy nhanh các thủ tục hành chính - điều mà theo lãnh đạo Aeon Mall, sẽ giúp các doanh nghiệp Nhật đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật còn nêu các vấn đề liên quan về thuế, thời gian nhập cảnh, cách ly, hạ tầng điện, nước, nguồn nhân lực...

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Tĩnh kêu gọi hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản

    Hà Tĩnh kêu gọi hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Nhật Bản

    00:23, 27/11/2020

  • Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản

    Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản

    16:00, 06/11/2020

  • "Việt Nam +1" và xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản

    14:00, 19/10/2020

  • Một doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư 2 tỷ USD vào Việt Nam

    Một doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư 2 tỷ USD vào Việt Nam

    13:20, 05/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thêm nhiều doanh nghiệp dự kiến dời Trung Quốc sang Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO