Theo ông Nguyễn Duy Linh, Phó Giám đốc Phụ trách Khối Môi giới khách hàng cá nhân CTCK SSI, thị trường chứng khoán đã hồi phục trở lại và đang có nhiều yếu tố hứa hẹn tích cực hơn.
Ba yếu tố vĩ mô, theo ông Linh, cho thấy nội tại kinh tế trong nước đang tích cực và là nền tảng để thị trường chứng khoán tăng trưởng.
Cụ thể, báo cáo kinh tế vĩ mô với thặng dư thương mại đạt tới 17 tỷ USD trong 8 tháng đầu 2018 cho thấy sự ổn định về cán cân thanh toán và cơ sở giữ vững tỷ giá ngoại tệ, tăng trưởng GDP có thể đảm bảo đạt 6,8%; đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đang có những kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp top vốn hóa lớn trên thị trường có thể đạt tăng trưởng 28% so với cùng năm trước.
Có thể bạn quan tâm
04:40, 04/09/2018
11:01, 30/08/2018
12:30, 23/08/2018
15:29, 06/09/2018
06:00, 20/08/2018
“Thị trường chứng khoán đã tăng trưởng trở lại sau đợt giảm mạnh, với mức tăng hơn 10% cho thấy, những gì mà nhà đầu tư lo ngại gồm chiến tranh thương mại và trước đó, các đợt tăng lãi suất Fed, đã phản ánh vào giá. Trong những phiên gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã tích cực tăng mua trở lại, đặc biệt đã mua ròng trị giá lớn vào phiên 11/9. Với những tín hiệu này, SSI dự báo VN-Index sẽ tiếp tục tăng và thử thách ở ngưỡng kháng cự 1.022 điểm trong thời gian tới. Về dài hạn, hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước; cùng với đó là kế hoạch hợp nhất thị trường thay vì phân chia để tạo một cơ sở phát triển dài hạn và cho những nấc thang mới, sẽ tiếp tục tác động tốt hơn tới thị trường. Chúng tôi đánh giá nhóm cổ phiếu ngân hàng và tiêu dùng, với tăng trưởng lợi nhuận vượt xa nhiều nhóm ngành khác, sẽ được nhà đầu tư chú ý”, ông Linh nhận định.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng, với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, rất cần sự lớn mạnh và mở rộng của các định chế, thành phần tham gia tạo lập thị trường lớn như SSI. Đặc biệt cần sự tham gia để thúc đẩy, làm cầu nối phát triển các sản phẩm hàng hóa trên thị trường vốn như phát triển trái phiếu doanh nghiệp.
TS. Hiếu cũng lưu ý rằng theo quan sát của ông, trong thời gian 3 thán cuối năm 2018, chuyển động của nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ tác động đến diễn biến của VN-Index.
“Sự tăng giảm và hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam 8 tháng đầu 2018 cho thấy thị trường bị chi phối nhiều bởi nhà đầu tư nước ngoài. Thông thường, nhà đầu tư nước sẽ đầu tư ở 2 nhóm thị trường: Nhóm truyền thống và nhóm cận biên, mới nổi, ít phát triển, trong đó có Việt Nam. Khi lời ở thị trường truyền thống, nhà đầu tư nước ngoài lấy tiền lời đầu tư ở nhóm thị trường thứ 2. Khi thị trường truyền thống có sự chao đảo, họ sẽ bán và rút vốn ở nhóm thị trường thứ 2 để bù đắp lỗ. Do đó, tôi cho rằng việc lệ thuộc nhiều vào dòng vốn nước ngoài có thể tạo rủi ro cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang có 1 số phiên giao dịch lội ngược dòng. Tuy nhiên, chưa xác định được có còn mức độ ảnh hưởng và ảnh hưởng tới đâu nếu chiến tranh thương mại chưa có hồi kết. Quan trọng là nhà đầu tư cần bình tĩnh trước mọi biến động thị trường”, TS Hiếu phân tích.