Thị trường dịch vụ cho người cao tuổi Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ

Diendandoanhnghiep.vn Đó là khẳng định của ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI TP.HCM tại Diễn đàn Cơ hội Phát triển ngành dịch vụ kinh doanh dành cho người cao tuổi tại Việt Nam.

Theo ban tổ chức, Việt Nam đang sở hữu một cơ cấu dân số vàng với trên 62 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là một trong những thế mạnh và hấp dẫn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đồng thời đang bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, với tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh liên tục.

Các diễn giả tham gia Diễn đàn Diễn đàn Cơ hội Phát triển ngành dịch vụ kinh doanhp/dành cho người cao tuổi tại Việt Nam.

Các diễn giả tham gia Diễn đàn Diễn đàn Cơ hội Phát triển ngành dịch vụ kinh doanh dành cho người cao tuổi tại Việt Nam, do VCCI-HCM phối hợp với Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tổ chức.

Nếu như trong năm 2011, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chiếm 10% dân số, thì đến năm 2018, con số này đạt gần 12%. Theo dự báo, với tốc độ này, đến năm 2036, Việt Nam sẽ chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già, với 14% dân số ở độ tuổi trên 65 tuổi và đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm 25% dân số.

Vấn đề già hóa dân số của Việt Nam là một su hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta có thể thích ứng linh hoạt với dân số già cả về nhận thức lẫn hành động để có thể biến những thách thức thành cơ hội trong tương lai.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI kiêm Giám đốc VCCI TP.HCM khẳng định, thị trường dịch vụ dành cho người cao tuổi của Việt Nam rất lớn và nhiều tiềm năng nhưng đang bị bỏ ngỏ, sự phát triển của các ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người cao tuổi.

Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó có thể kể đến như sự chưa hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và chính sách khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp; sự hạn chế nguồn lực về tài chính, con người và công nghệ và sự thiếu vắng mô hình dịch vụ hiệu quả và phù hợp với văn hóa của người Việt Nam cũng như chiến lược truyền thông thay đổi thói quen tiêu dùng của người cao tuổi chưa hiệu quả.

ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI TP.HCM phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI TP.HCM phát biểu khai mạc Diễn đàn.

“Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi quan điểm của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi và gia đình của họ về phương thức chăm sóc người cao tuổi đã tồn tại lâu dài trong văn hóa của người Việt Nam. Chính vì thế, các dịch vụ dành riêng cho người cao tuổi ngày càng được quan tâm và chú ý, đồng thời nhu cầu đối với mảng dịch vụ này đang có chiều hướng ra tăng. Diễn đàn ngày hôm nay sẽ là cơ hội để các bên liên quan cùng thảo luận và khai thông các cơ hội kinh doanh trong ngành dịch vụ quan trọng và nhiều tiềm năng này”, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành chia sẻ.

Bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cũng đề cao ý nghĩa quan trọng của diễn đàn doanh nghiệp lần này, do sự tham gia của các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ chăm sóc người cao tuổi vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam.

“Tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị lây nhiễm COVID-19, tuy nhiên người cao tuổi và những người có bệnh lý nền sẽ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và có tỉ lệ tử vong cao hơn. Đồng thời, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam và đất nước sẽ chuyển đổi từ xã hội “già hóa” sang xã hội có “dân số già” vào năm 2036. Mặc dù điều này có ý nghĩa về nhu cầu được chăm sóc và hỗ trợ đối với người cao tuổi, nhưng đồng thời có thể là cơ hội kinh doanh cho ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, Bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.

Còn ông Daisuke Okabe - Công sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, Nhật Bản có chung xu hướng già hóa dân số và mức sinh thấp. Trong vài thập kỷ qua, ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi ở Nhật Bản đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, trong đó có những doanh nghiệp rất độc đáo và sáng tạo.

“Chính phủ Nhật Bản rất vinh dự được hỗ trợ UNFPA và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra một diễn đàn để các doanh nghiệp tham gia đối thoại với các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là về các chính sách quốc gia liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”, ông Daisuke Okabe phát biểu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường dịch vụ cho người cao tuổi Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711661074 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711661074 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10