Thị trường hóa giáo dục, hiểu và làm sao cho đúng (Bài 2)

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 25/09/2020 08:00

Cách thức tuyển sinh như hiện nay của đa số các trường đại học nội địa không khác gì tự hại mình, tuyệt đối không phải là cách làm lâu dài.

Thị trường giáo dục Việt Nam có dung lượng rất lớn

Thị trường giáo dục Việt Nam có dung lượng rất lớn

Dưới lăng kính kinh tế, nếu giáo dục được thị trường hóa thì mỗi một nhà trường là một doanh nghiệp. Khoan hãy cho rằng, như thế sẽ biến nhà trường thành con buôn - không sao cả nếu họ biết buôn bán đàng hoàng, thượng tôn các giá trị của tri thức, tuân thủ nguyên tắc của thị trường lao động.

Nếu là doanh nghiệp, sản phẩm cuối cùng của nhà trường chính là lực lượng lao động có chất lượng và xa hơn là CON NGƯỜI chuẩn mực, đủ tri thức, có đạo đức nhân phẩm phục vụ lâu dài cho cộng đồng.

Nhưng nếu là một doanh nghiệp, để tồn tại, họ buộc phải chơi theo luật của kinh tế thị trường, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh, chấp nhận giảm chi phí đầu vào sao cho dịch vụ được cung cấp rẻ nhất mà chất lượng tốt nhất.

Mỗi năm, người Việt Nam bỏ ra hơn 3 tỷ USD để du học, có nghĩa là, bản thân người học đã được thị trường hóa từ lâu, bởi vì ngoài nguồn học bổng ít ỏi được tài trợ, không ít người tự bỏ tiền để được hưởng thụ nền giáo dục tốt hơn.

Trong số 10 trường THPT có học phí đắt nhất Việt Nam, tất cả đều có “ảnh hưởng” của nước ngoài, ít nhất là liên doanh, hoặc sử dụng chương trình của những nền giáo dục hàng đầu thế giới.

Ví dụ, học phí của các chương trình học tại Wellspring là THPT Song ngữ (10 - 11) 189 triệu/năm; THPT Song ngữ (lớp 12) 197 triệu/năm; THPT Song Bằng 243 triệu/năm; THPT Quốc tế Hoa Kỳ 394 triệu/năm.

Tự chủ đại học là con đường ngắn nhất ra thị trường

Tự chủ đại học là con đường ngắn nhất ra thị trường

Điều này cho thấy gì? Thị trường giáo dục ở Việt Nam rất béo bở, ngoài 3 tỷ USD mỗi năm để ra nước ngoài học tập, còn hàng tỷ USD đang được các nhà đầu tư giáo dục ngoài nước đến khai thác.

Top 15 trường đại học có học phí nhiều nhất ở nước ta cũng đa phần đền từ nước ngoài như Fullright, Việt Pháp, Việt Nhật, Y khoa Tokyo, Anh Quốc, RMIT và Đại học Mỹ... tại Việt Nam.

Vì sao học phí đắt đỏ nhưng các trường nay không bao giờ thiếu sinh viên? Nó chứng tỏ, hiện có một bộ phận trung lưu và cận giàu ở Việt Nam sẵn sàng đầu tư lớn cho giáo dục, miễn có thương hiệu, uy tín, chất lượng. Đây chẳng phải là cơ hội trên sân nhà?

Trong khi đó, rất nhiều trường trong nước không chọn (không thể chọn?) phương pháp “quý hồ tinh bất quý hồ đa” mà làm cách dễ hơn, là hạ điểm sàn đến mức thấp nhất để vơ vét sinh viên. Thậm chí nhiều trường còn thu nhập thông tin học sinh sau mỗi kỳ thi THPT để tự gửi giấy trúng tuyển đến tận nhà.

Cách thức tuyển sinh như hiện nay của các trường đại học nội địa không khác gì tự hại mình, tuyệt đối không phải là cách làm lâu dài. Hạ chuẩn đầu vào để lấp chỗ trống, hệ quả là một thế hệ “kém chất lượng” ra lò, dĩ nhiên đội ngũ này khó tồn tại trong môi trường lao động chuyên môn hóa cao.

Con đường chắc chắn dẫn tới thất nghiệp, hoặc không sử dụng gì đến kiến thức 4 năm học; tiếp theo, thất nghiệp cao sẽ dội trở lại các trường, hiện nay có xu hướng học nghề, xuất khẩu lao động còn hơn mù mịt 4 năm trong các trường không tên tuổi.

Hàng chục trường tư lẫn công kém chất lượng nên bị kiểm soát chủ động bằng chính sách của nhà nước, hoặc tự để nó bị đào thải theo quy luật khách quan của thị trường.

Trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, văn hóa kinh doanh, thái độ cạnh tranh là điều rất đáng đề cập. Vụ việc đại học Duy Tân “chơi xấu” các trường khác trước thềm tuyển sinh là hành động cạnh tranh không lành mạnh. Rất không nên xảy ra trong tổ chức mà ai cũng được gọi là “thầy”.    

Hóa ra, nhà trường - nơi dạy đạo đức, nhân phẩm, kỹ năng cho con người cũng không có chút gì cho thấy mình xứng đáng được xã hội tôn trọng. Đó chỉ là vụ việc nhỏ, đơn lẻ, nhưng suy cho cùng đó là hệ quả của nền giáo dục thiếu định hướng.

Giáo dục đại học Việt Nam không còn bao cấp hoàn toàn, cũng còn lâu lắm mới đạt đến mức độ thị trường hóa. Đã là thị trường thì phải đủ dũng cảm chịu trách nhiệm về sản phẩm mình cung cấp, dám đầu tư lớn để khẳng định giá trị của mình.

Giáo dục đại học ở Việt Nam đang ở giai đoạn “quá độ”, tối sáng lẫn lộn, chưa có gì là tường minh rõ ràng, cũng không có gì là không thể. Giai đoạn thai nghén này cực kỳ quan trọng, nuôi dưỡng ra sao thì kết quả thế ấy!

Có thể bạn quan tâm

  • Cẩn trọng... thương mại hóa giáo dục

    Cẩn trọng... thương mại hóa giáo dục

    15:35, 26/06/2020

  • Thị trường hóa giáo dục, hiểu và làm sao cho đúng? (Bài 1)

    Thị trường hóa giáo dục, hiểu và làm sao cho đúng? (Bài 1)

    05:30, 24/09/2020

  • Làm giáo dục sao lại dùng truyền thông “bẩn”?

    Làm giáo dục sao lại dùng truyền thông “bẩn”?

    06:31, 23/09/2020

  • “Ký sinh trùng” giáo dục

    “Ký sinh trùng” giáo dục

    09:20, 19/09/2020

  • Khi kinh doanh giáo dục lên ngôi

    Khi kinh doanh giáo dục lên ngôi

    06:06, 17/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thị trường hóa giáo dục, hiểu và làm sao cho đúng (Bài 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO