Thị trường suất ăn hàng không: “Miếng bánh” ngon ăn?

Nguyễn Việt 01/04/2019 11:30

Tập đoàn FLC vừa có đề nghị Bộ GTVT xem xét và chấp thuận chủ trương cho FLC nghiên cứu đầu tư xây dựng khu chế biến suất ăn tại Tân Sơn Nhất.

Doanh nghiệp dịch vụ hàng không Việt Nam được đánh giá đang rất “thăng hoa”,p/các lĩnh vực chính xoay quanh là dịch vụ bán vé, cung cấp suất ăn, kinh doanh nhà hàng, phòng chờ, hàng miễn thuế, đưa đón khách tại sân bay…

Thị trường hàng không đang có nhu cầu 120.000 suất ăn/ngày, trong khi đó, tổng nguồn cung của các doanh nghiệp cung cấp suất ăn hàng không chỉ mới đạt khoảng 62.000 suất/ngày, tương ứng khoảng gần 52% nhu cầu thị trường. 

Theo đại diện của FLC, hiện nay các hãng hàng không đang liên tục mở rộng và tăng tần suất vận chuyển, cùng với đó là sự tăng trưởng đột biến, sản lượng hành khách tại các cảng. Tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng của số lượng hành khách, mật độ chuyến bay và số lượng đường bay, nhu cầu cung cấp suất ăn trên các chuyến bay nội địa và quốc tế tại các cảng hàng không theo đó tăng lên không ngừng.

FLC muốn “lấn sân” chế biến suất ăn hàng không 

Trước xu thế đó, Bamboo Airways đang có nhu cầu xây dựng một hãng hàng không tự chủ về cung cấp suất ăn, đồng thời cung ứng dịch vụ suất ăn cho các hãng hàng không mới sẽ mở đường bay tới Việt Nam, cũng như phục vụ bổ sung cho các hãng hàng không trong nước đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. “Tổ hợp chế biến suất ăn ra đời còn tạo điều kiện cho các hãng hàng không có sự lựa chọn khi muốn mở rộng và đa dạng hóa các nhu cầu suất ăn hàng không”, đại diện FLC nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất xếp “đội sổ” về chất lượng dịch vụ hàng không?

    Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất xếp “đội sổ” về chất lượng dịch vụ hàng không?

    15:12, 11/03/2019

  • Động lực cho tăng trưởng kinh tế và cổ phiếu ngành dịch vụ hàng không?

    Động lực cho tăng trưởng kinh tế và cổ phiếu ngành dịch vụ hàng không?

    09:10, 22/02/2018

  • Chờ cổ phiếu dịch vụ hàng không

    Chờ cổ phiếu dịch vụ hàng không "cất cánh"

    09:40, 08/11/2017

  • Đại gia thời trang Johnathan Hạnh Nguyễn thâu tóm xong DN dịch vụ hàng không lớn nhất VN

    Đại gia thời trang Johnathan Hạnh Nguyễn thâu tóm xong DN dịch vụ hàng không lớn nhất VN

    08:15, 26/04/2017

Với lý do này, FLC mong muốn Bộ Giao thông vận tải xem xét hướng dẫn thủ tục và chấp thuận chủ trương cho tập đoàn nghiên cứu đầu tư xây dựng khu chế biến suất ăn tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sau khi được chấp thuận, FLC sẽ cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư phù hợp và cam kết thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, tiến độ xây dựng khẩn trương, sớm đưa công trình vào khai thác vận hành.

Còn nhiều dư địa tăng trưởng?

Theo ước tính của một doanh nghiệp trong ngành, thị trường hàng không đang có nhu cầu 120.000 suất ăn/ngày. Trong khi đó, tổng nguồn cung của các doanh nghiệp cung cấp suất ăn hàng không chỉ mới đạt khoảng 62.000 suất/ngày, tương ứng khoảng gần 52% nhu cầu thị trường. Điều này cho thấy, lĩnh vực cung cấp suất ăn còn nhiều dư địa phát triển và là cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực kinh doanh.

Lâu nay, thị trường suất ăn hàng không chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp thành viên của Vietnam Airlines như CTCP Suất Ăn Hàng Không Nội Bài (NCS), CTCP Dịch Vụ Hàng Không Sân Bay Đà Nẵng (MAS) và Công ty TNHH MTV Suất Ăn Hàng Không Việt Nam (VACS). Gần đây, thị trường xuất hiện thêm một tân binh là CTCP Dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS). CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs) - một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng không như chuỗi cafe, fast food, kinh doanh hàng miễn thuế, quảng cáo tại sân bay... hiện nắm 40% cổ phần của VINACS.

Đầu tư vào VINACS, Taseco Airs có tham vọng mở rộng địa bàn hoạt động ra hầu khắp các sân bay lớn trên cả nước, thay vì tập trung vào một địa bàn như các doanh nghiệp đi trước. VINACS đang cung cấp suất ăn tại Nội Bài, Cam Ranh và và dự kiến sẽ cung cấp suất ăn vào sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Quốc vào năm tới.

Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng tham vọng của VINACS khá lớn khi quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 suất ăn/ngày, tương đương đương với tổng công suất hiện tại của NCS, Masco và VACS. Tất nhiên, để khai thác hết công suất không phải là bài toán dễ dàng nhất là khi 3 hãng hàng không còn lại có được lợi thế lớn từ phục vụ cho công ty mẹ Vietnam Airlines. 

Đây cũng là thách thức mà FLC cần đặt ra khi muốn tham gia vào thị trường suất ăn hàng không.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thị trường suất ăn hàng không: “Miếng bánh” ngon ăn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO