Thiếu đơn hàng, TCM sụt giảm 97% lợi nhuận

ĐÌNH ĐẠI 24/07/2023 04:45

Doanh thu và lợi nhuận quý II của TCM giảm mạnh do lạm phát cao tại Mỹ và EU khiến người dân thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu dùng cho những mặt hàng không thiết yếu, khiến đơn hàng giảm mạnh.

>>>Ngành Dệt may Việt Nam cần thay đổi tư duy trong tầm nhìn, chiến lược

Theo báo cáo tài chính quý II/2023 vừa công bố, Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) ghi nhận doanh thu thuần đạt 715 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ngành dệt may này giảm 45%, xuống còn 95 tỷ đồng.

lãi ròng của TCM chỉ đạt gần 1,9 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi ròng quý II của TCM chỉ đạt gần 1,9 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của TCM tăng 42,4% lên gần 18 tỷ đồng. Đi cùng với doanh thu tài chính tăng, chi phí cho hoạt động này cũng tăng 32,8% lên 38,5 tỷ đồng. Mặc dù doanh nghiệp đã cắt giảm được 22% chi phí bán hàng và 48% chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng lãi ròng của TCM chỉ đạt gần 1,9 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bản tin nhà đầu tư mới công bố, doanh thu quý II cũng như 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp giảm là do lạm phát cao tại Mỹ và EU khiến người dân thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu dùng cho những mặt hàng không thiết yếu. Điều này đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của dệt may Việt Nam, trong đó có TCM khi sức tiêu thụ giảm thì các đơn hàng cũng giảm theo.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, TCM ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 1.591 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 56,4 tỷ đồng, giảm 56% so với thực hiện nửa đầu năm 2022. Với kết quả này, doanh nghiệp chỉ mới thực hiện được 23% kế hoạch lợi nhuận năm.

TCM cho biết, trong giai đoạn khó khăn, Công ty đã chú trọng phát triển thị trường nội địa đối với mảng vải - sợi để giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, phần nào duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về tình hình xuất khẩu, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của TCM sang thị trường châu Á tiếp tục dẫn đầu, với 65,1%. Trong đó, thị trường Hàn Quốc 25,3%; Nhật Bản 21,76%; Trung Quốc 7,19%. Tiếp đến là thị trường châu Mỹ chiếm 29,2%, trong đó, thị trường Mỹ 25,78%; Canada 3,42%. Trong khi đó, thị trường châu Âu chỉ chiếm 4,8%, riêng thị trường Anh chiếm 4,41%.

>>>Giải pháp nào cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2023?

Trên thị trường, cổ phiếu TCM đang giao dịch với thị giá

Trên thị trường, cổ phiếu TCM đang giao dịch với thị giá 53.000 đồng/cổ phiếu.

Về tình hình đơn hàng, hiện TCM hiện vẫn chưa hoạt động tối đa công suất và đang thiếu đơn hàng cho quý III. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã nhận khoảng 76% kế hoạch doanh thu đơn hàng cho quý III và 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý IV/2023.

Cũng do đơn hàng sụt giảm nên tại dự án nhà máy Vĩnh Long, TCM chỉ tập trung vận hành 1 nhà máy may Vĩnh Long 1. Đối với nhà máy may Vĩnh Long 2, TCM sẽ tuyển dụng lao động để đạt công suất theo kế hoạch ngay sau khi thị trường có dấu hiệu phục hồi.

Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, trước áp lực sức mua yếu và tồn kho cao khiến cho đơn hàng sụt giảm, tổng cầu dệt may thế giới năm 2023 được dự báo sẽ giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, từ 722 tỷ USD xuống mức 685 tỷ USD.

Do đó, PHS dự phóng thận trọng doanh thu thuần của TCM năm 2023 đạt 3.501 tỷ đồng, giảm 19,3% so với năm 2022. PHS ước tính biên lợi nhuận gộp năm 2023 sẽ giảm xuống mức 15,8% dựa trên tình hình chung của ngành là thiếu đơn hàng trong khi giá bán bị ép giảm. Qua đó, lợi nhuận sau thuế năm 2023 của TCM đạt 211 tỷ đồng, giảm 25,1% so với năm trước.

Công ty chứng khoán này cho rằng, ngành dệt may vẫn chưa thể khởi sắc cho đến quý I/2024. Tuy nhiên, PHS vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của TCM nhờ: Chuỗi cung ứng Dệt – Nhuộm – May tạo lợi thế giúp TCM ổn định nguồn cung nguyên liệu, khắc phục “điểm nghẽn” của ngành dệt may; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển (R&BD) nhằm nâng cao giá trị chuỗi cung ứng, đón đầu xu hướng thị trường, và hưởng lợi từ CPTPP và EVFTA nhiều hơn so với những doanh nghiệp cùng ngành.

Mặc dù vậy, PHS cũng chỉ ra những rủi ro mà TCM sẽ phải đối mặt như: rủi ro tỷ giá, rủi ro cạnh tranh, rủi ro thanh toán, rủi ro nguồn nguyên liệu, rủi ro lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nhu cầu đơn hàng.

Đặc biệt, TCM đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá hối đoái. Với hơn 80% doanh thu là xuất khẩu, chủ yếu là KRW, JPY, USD tại ba thị trường xuất khẩu lớn là Hàn Quốc, Nhật Bản, và Mỹ. Bất ổn tại các thị trường xuất khẩu và sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị đến tỷ giá là rủi ro đáng quan tâm.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may tìm kiếm thị trường mới

    VCCI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may tìm kiếm thị trường mới

    00:45, 06/04/2023

  • Ngành Dệt may Việt Nam cần thay đổi tư duy trong tầm nhìn, chiến lược

    Ngành Dệt may Việt Nam cần thay đổi tư duy trong tầm nhìn, chiến lược

    14:59, 05/04/2023

  • Giải pháp nào cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2023?

    Giải pháp nào cho ngành dệt may Việt Nam trong năm 2023?

    04:50, 04/04/2023

  • Ngành Dệt may: Đón chờ bước ngoặt từ doanh nghiệp sợi

    Ngành Dệt may: Đón chờ bước ngoặt từ doanh nghiệp sợi

    03:00, 11/03/2023

  • Yếu tố hỗ trợ ngành dệt may trong năm 2023 đến từ các FTA

    Yếu tố hỗ trợ ngành dệt may trong năm 2023 đến từ các FTA

    03:30, 16/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thiếu đơn hàng, TCM sụt giảm 97% lợi nhuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO