Ngành Dệt may: Đón chờ bước ngoặt từ doanh nghiệp sợi

Diendandoanhnghiep.vn Nhu cầu ở các thị trường XK chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm vào năm 2023, kỳ vọng các nhà sản xuất sợi sẽ phục hồi từ quý 3/2023 nhờ nhu cầu phục hồi từ thị trường Mỹ.

>> Doanh nghiệp dệt may cần làm gì trong năm 2023?

Tín hiệu tích cực từ thị trường Mỹ

Nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may có khả năng phục hồi tại Mỹ. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đối với mặt hàng tiêu dùng không bền trong tháng 1/2023 tăng 0,8% so với tháng trước (tháng 12/2022 giảm 0,7% so với tháng 11/2022), cho thấy người tiêu dùng Mỹ bắt đầu mua nhiều hàng tiêu dùng không bền trở lại, trong đó có quần áo và các sản phẩm dệt may.

Nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may có khả năng phục hồi tại Mỹ.

Nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may có khả năng phục hồi tại Mỹ.

Trong khảo sát “BoF-McKinsey State of Fashion 2023” do McKinsey thực hiện, 61% nhà lãnh đạo trong ngành thời trang Mỹ kỳ vọng triển vọng của ngành sẽ giữ nguyên hoặc tốt hơn trong năm 2023 so với năm 2022 do Mỹ không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột ở Ukraine.

Các giám đốc ở các công ty châu Âu và châu Á tỏ ra bi quan hơn, với lần lượt 64% và 53% ý kiến cho rằng bối cảnh ngành sẽ kém khả quan hơn. Theo McKinsey dự báo doanh số bán lẻ mảng thời trang bình dân có thể tăng 1%-6% so với cùng kỳ tại Mỹ, 2%-7% so với cùng kỳ tại Trung Quốc và giảm 1% đến 4% so với cùng kỳ tại châu Âu.

Trung Quốc mở cửa trở lại - thách thức cho doanh nghiệp Việt

Chỉ số PMI tại Trung Quốc đã tăng lên 52,6 trong tháng 2/2023. Đây là lần đầu tiên hoạt động sản xuất tăng trở lại kể từ tháng 7 năm ngoái và là mức cao nhất trong 8 tháng sau khi thay đổi chính sách COVID. Chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế vào quý 2/2023. Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sẽ khiến việc xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như xơ, sợi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sợi chính của Việt Nam, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất sợi có tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc cao như CTCP Đam San (ADS) sẽ tận dụng được lợi thế. Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu ròng của Trung Quốc được lưu thông trở lại có thể giúp giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp may mặc như Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT), Tổng công ty CP Dệt may Hoà Thọ (HTG), Tổng công ty CP Phong Phú (PPH).

Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sẽ khiến việc xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như xơ, sợi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sẽ khiến việc xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như xơ, sợi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

>> Quý II khởi sắc, doanh nghiệp dệt may cần sẵn sàng

Nhưng Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp may mặc trong năm 2023. Hiện Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Theo OTEXA, giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm 2022 đạt 132,2 tỷ USD (+16,9% so với cùng kỳ). Với 25,65% thị phần, Trung Quốc là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất cho Mỹ, theo sau là Việt Nam với 14,87% thị phần. Theo đó, các doanh nghiệp may mặc có tỷ trọng xuất khẩu cao sang Mỹ như Công ty CP May Sông Hồng (MSH), Công ty CP sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), Công ty CP May Thành Công (TCM), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) sẽ gặp khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2023.

Bước ngoặt cho các doanh nghiệp sản xuất sợi

Do ở khâu thượng nguồn, các doanh nghiệp sản xuất sợi bị ảnh hưởng sớm hơn so với các doanh nghiệp hạ nguồn, do các khách hàng lớn giảm hàng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu. Do đó, tôi cho rằng các doanh nghiệp sợi như Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK), Công ty CP Damsan (ADS), Tổng công ty CP Dệt may Hoà Thọ (HTG), Tổng công ty CP Phong Phú (PPH) sẽ có tín hiệu hồi phục khá sớm so với các doanh nghiệp gia công may mặc.

Theo STK, sản lượng bán ra trong tháng 2/2023 cải thiện so với quý 4/2022. Trong khi đó, HTG kỳ vọng lợi nhuận ròng quý1/2023 đạt 65 tỷ đồng (tăng 20,3% so với quý trước). Bên cạnh đó, ADS cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực trong quý 1/2023 sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Theo ban lãnh đạo ADS, sản lượng trong 2 tháng đầu năm 2023 đã tăng 200% so với quý 4/2022 và 140% so với quý 3/2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành Dệt may: Đón chờ bước ngoặt từ doanh nghiệp sợi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713998570 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713998570 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10