Thịt mát vẫn "khó đủ đường"

Nha Trang 10/11/2018 03:26

Thói quen của người tiêu dùng, giá thành và những hạn chế về mặt công nghệ đang là khó khăn lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất thịt mát.

Tiến sĩ Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) thông tin thịt mát là thịt tươi được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp để ức chế quá trình vi khuẩn có hại phát triển. Ngay sau khi giết mổ xong là thịt tươi, nếu không kiểm soát, vi khuẩn sẽ phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt.

“Các nước đã làm việc này từ lâu, ngay sau khi giết mổ, thịt được đưa vào làm mát trước, giúp tăng mùi vị, cảm quan của thịt. Miếng thịt được bảo quản phù hợp có thể sử dụng tối đa 7 ngày. Điều quan trọng của quá trình này là giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm”, ông Ninh cho hay.

Vẫn còn những băn khoăn

Ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ký Quyết định ban hành Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) 12429 :2018 về thịt mát.

Hiện thịt mát mới chỉ chiếm 7% cơ cấu tiêu thụ, còn lại 93% là thịt nóng bán ở chợ.

Hiện thịt mát mới chỉ chiếm 7% cơ cấu tiêu thụ, còn lại 93% là thịt nóng bán ở chợ.

Tiêu chuẩn thịt mát được đánh giá là quy định rất tốt, từng bước làm thay đổi thói quen chế biến và tiêu dùng truyền thống. Đồng thời, tạo hành trang chuẩn bị cho con đường xuất khẩu thịt tốt hơn.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Thành Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Gia súc lớn Hà Nội, mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia và quan tâm về thịt mát, tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Trung tâm Gia súc lớn Hà Nội còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do người tiêu dùng vẫn giữ thói quen, tư duy sử dụng thịt nóng được mua tại các chợ truyền thống, sạp hàng ven đường. Cạnh đó, giá thành thịt mát cao hơn so với truyền thống do chi phí sản xuất, bảo quản thịt mát cao. Ngoài ra, người tiêu dùng vẫn còn hoài nghi thịt mát có đảm bảo chất lượng hay không.

Hiện thịt mát mới chỉ chiếm 7% cơ cấu tiêu thụ, còn lại 93% là thịt nóng bán ở chợ. Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội – nêu quan điểm: Bất cứ lĩnh vực chăn nuôi nào cũng vậy, người chăn nuôi phải có lãi hợp lí, nếu không họ sẽ bỏ chuồng. Chúng ta làm thịt mát phải quan tâm đến đối tượng người nghèo, làm thế nào để người dân được ăn thịt đảm bảo an toàn thực phẩm với giá hợp lí, không thể cứ đưa vào kệ là đòi các loại phí, đẩy giá lên cao. Đặc biệt là phải kiểm soát chặt các khâu sản xuất để người dân không bị mất niềm tin.

Hướng đi nào cho thịt mát?

PGS.TS. Phan Thanh Tâm, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay Tại Việt Nam, tiêu chuẩn về thịt mát cũng có từ những năm trước, tuy nhiên do bối cảnh, thói quen về điều kiện công nghệ, nên thịt tươi chiếm hơn 90% thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Thịt mát vẫn

    Thịt mát vẫn "khó đủ đường"

    03:26, 09/11/2018

  • “Đội” giá lên tới 30% “cản đường” thịt mát

    “Đội” giá lên tới 30% “cản đường” thịt mát

    04:42, 07/11/2018

  • Thịt mát

    Thịt mát "đón" thị trường tỷ USD

    13:09, 05/11/2018

  • Thịt mát: Xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam

    Thịt mát: Xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam

    04:17, 23/10/2018

Theo bà Tâm, tại các hệ thống siêu thị lớn hiện nay thường có hợp đồng với các đơn vị giết mổ, khi vận chuyển thịt đều có xe lạnh nhằm đảm bảo thịt lạnh đến công đoạn pha lọc. Tuy nhiên các siêu thị cũng mới chỉ dám để hạn sử dụng khoảng 2-3 ngày do chưa đảm bảo toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất đã tuân thủ theo các yêu cầu kĩ thuật của tiêu chuẩn thịt mát vừa ban hành. Bên cạnh đó, nếu quá trình giết mổ không đảm bảo, miếng thịt sẽ nhiễm nhiều vi sinh, không thể để được lâu và thực tế chỉ sau 2 ngày là hỏng.

Bàn về vấn đề thúc đẩy tiêu thụ thịt mát, ông Vũ Vinh Phú, Chuyên gia kinh tế, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội kiến nghị cần phải có chiến lược phát triển thịt mát, làm sao phải khép kín từ khâu nuôi đến giết mổ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, chăn nuôi có địa chỉ rõ ràng. Khó nhất là niềm tin của người tiêu dùng

Hiện chưa có hợp quy về thịt mát ở siêu thị, đồng thời thịt ở siêu thị chưa phải thịt mát mà là bảo quản trong điều kiện mát, phải làm tốt kênh thương mại văn minh.

"Theo quan điểm của tôi, chúng ta phải quản lý cả thịt nóng và thịt mát vì hiện nay, thịt mát mới chỉ chiếm 7% cơ cấu tiêu thụ, còn lại 93% là thịt nóng bán ở chợ", ông Phú nói.

Ông Phú nhận định thịt nóng thực chất không có tội, không gây mất an toàn nếu được giết mổ vận chuyển đảm bảo, quá trình vận chuyển không đảm bảo đã phát sinh vi khuẩn có hại.

Vì vậy, ngành chăn nuôi phải xây dựng quy định chặt chẽ để người ta không dám làm bẩn, xây dựng kỷ luật lưu thông có văn hóa, có trách nhiệm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thịt mát vẫn "khó đủ đường"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO