Thông tư 22/2023/TT-NHNN: Không ảnh hưởng đến vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai

Diendandoanhnghiep.vn Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN chỉ phân định khoản cho vay thế chấp nhà, không quy định việc cho vay mua nhà ở hình thành trong tương lai.

>>> Bảo vệ quyền lợi người mua nhà "trên giấy"

Ngày 29/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 22/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

hân định

Thông tư 22/2023/TT-NHNN không ảnh hưởng đến quan hệ vay vốn để mua nhà ở hình thành trong tương lai như một số ý kiến lo ngại.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, với nhiều nội dung mới. Trong đó có Điểm a, khoản 1 Điều 1 về "khoản cho vay thế chấp nhà là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà". Cụ thể, khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, nguồn tiền trả nợ không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay.

Thứ hai, nhà đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà.

Thứ ba, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo và pháp luật về nhà ở.

Thứ tư, nhà hình thành từ khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đối với các khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở đáp ứng các điều kiện (thứ nhất, thứ ba, thứ tư) nói trên.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có ý kiến quan ngại về quy định này. Theo HoREA, một số quy định của Thông tư 22 nếu không sửa đổi ngay có thể gây hậu quả tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài.

Cụ thể, HoREA quan ngại sâu sắc về quy định tại: “khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà” bao gồm nhà ở thương mại thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cho cá nhân vay để mua nhà “đã được hoàn thành để bàn giao” tức là “nhà ở có sẵn”, trong đó có trường hợp cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại “bảo đảm bằng bất động sản” là nhà ở thương mại đó thì tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với trường hợp “nhà ở thương mại đã được hoàn thành để bàn giao”, tức là “nhà ở thương mại có sẵn” mà thôi.

>> Phát triển nhà ở xã hội: Bài học quy hoạch quỹ đất từ Bình Dương

“Như vậy, Thông tư số 22/2023/TT-NHNN không cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cá nhân vay để mua “nhà ở thương mại chưa được hoàn thành để bàn giao (tức là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai”) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó, nên cá nhân muốn được vay tín dụng để mua nhà ở thương mại “hình thành trong tương lai” thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khác hoặc bảo đảm bằng tài sản khác”, HoREA lo ngại.

Việc cho vay để mua nhà ở hình thành trong tương lai vẫn thực hiện theo Thông tư số 26/2015/TT-NHNN

Việc cho vay mua nhà ở hình thành trong tương lai vẫn thực hiện theo Thông tư số 26/2015/TT-NHNN

Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-NHNN) theo hướng bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở thương mại hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

Việc bổ sung này nhằm hoàn thiện lại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua “nhà ở có sẵn hoặc nhà ở hình thành trong tương lai” được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó, áp dụng cho cả trường hợp mua nhà ở thương mại hoặc mua nhà ở xã hội “đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà” (nhà ở “có sẵn”) hoặc mua nhà ở thương mại hoặc mua nhà ở xã hội “chưa được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà” (nhà ở “hình thành trong tương lai”) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

Tuy nhiên, trao đổi riêng với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đỉnh – chuyên gia pháp lý BĐS cho rằng: Thông tư 22/2023/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, bản thân Thông tư số 41/2016/TT-NHNN cũng như nội dung sửa đổi của Thông tư 22/2023/TT-NHNN chỉ hướng đến việc quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các tổ chức tín dụng.

Nội dung Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN chỉ là để phân định thế nào là khoản cho vay thế chấp nhà (với tài sản đã hình thành); không quy định với việc cho vay mua nhà ở hình thành trong tương lai. Việc cho vay để mua nhà ở hình thành trong tương lai vẫn thực hiện ổn định theo Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư 26/2015 đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tại tổ chức tín dụng đối với các tài sản gồm: Dự án nhà ở; nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư; Nhà ở hình thành trong tương lai của khách hàng mua của chủ đầu tư; Nhà ở hình thành trong tương lai được người dân tự xây dựng. Cho đến nay, Thông tư 26/2015 vẫn có hiệu lực và đang được áp dụng.

Mặt khác, Thông tư 22/2023 sửa đổi khoản 11 Điều 2 Thông tư 41/2016 (quy định về Khoản cho vay thế chấp nhà), không sửa khoản 10 Điều 2: “10. Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản là khoản cho vay đối với cá nhân, pháp nhân để mua bất động sản, thực hiện dự án bất động sản và được bảo đảm bằng chính bất động sản, dự án bất động sản hình thành từ khoản cho vay theo các quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo.” Như vậy nếu thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay mua nhà thì thực hiện theo quy định về Khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản; không thực hiện theo quy định về Khoản cho vay thế chấp nhà.

"Như vậy quy định của Thông tư 22/2023/TT-NHNN không ảnh hưởng đến quan hệ vay vốn để mua nhà ở hình thành trong tương lai như một số ý kiến lo ngại" - ông Đỉnh khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thông tư 22/2023/TT-NHNN: Không ảnh hưởng đến vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714387613 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714387613 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10