Có thể nói, khẩu trang được xem là niềm tin còn sót lại trong các chiến dịch y tế cộng đồng ở thế kỷ 20. Thế nhưng, nguồn gốc sâu xa của chiếc khẩu trang này vẫn khiến nhiều người tò mò.
Hiện tại, Trung Quốc đang phải chiến đấu với sự bùng phát của dịch Covid-19 (nCoV) đã giết chết hơn một nghìn người và khiến hơn 40 nghìn người mắc bệnh (tính đến ngày 12/2/2020).
Để chiến đấu với tình hình này, nhiều nhà máy sản xuất khẩu trang trên khắp cả nước đang làm việc hết công suất trong nhiều tuần để đáp ứng nhu cầu thực tại. Tuy nhiên, nguồn cung cấp vẫn đang khan hiếm đến nỗi chính quyền địa phương đã phải yêu cầu người dân ở một số khu vực cần phải đăng ký trước nếu như muốn có được.
Giữa sự nguy hiểm của dịch Covid-19, hình ảnh người dân Trung Quốc đeo khẩu trang đã trở thành một hình ảnh ấn tượng nhất trong suốt 40 năm qua. Trong những ngày đầu của đợt bùng phát, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng phàn nàn về sự khó khăn trong việc thuyết phục người nhà, đặc biệt là người lớn tuổi phải đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Cách đây rất lâu, trước khi khẩu trang xuất hiện, người Trung Quốc chỉ đơn giản che miệng bằng tay hoặc bằng tay áo. Tuy nhiên, ngày trước nhiều người cho rằng hành động này vừa mất vệ sinh, vừa bất tiện. Và cuối cùng, những người giàu có đã bắt đầu sử dụng vải lụa để phục vụ cho những hành động này.
Vào thế kỷ 13, nhà thám hiểm người Ý Marco Polo đã kể lại việc những người hầu trong triều đại nhà Nguyên đã được yêu cầu che mũi, miệng bằng một miếng vải lụa và sợi vàng khi phục vụ bữa ăn cho Hoàng đế.
Các khẩu trang được sử dụng ngày nay đều nhập khẩu từ phương Tây. Việc sử dụng khẩu trang trong các thủ tục y tế có từ năm 1897, nhưng lại không được cộng đồng y tế Trung Quốc áp dụng rộng rãi cho đến đầu thế kỷ 20.
Cuối năm 1910, bác sĩ huyền thoại người Malaysia gốc Hoa Wu Lien-teh, lúc đó đang giữ chức vụ giám đốc y tế của Trung Quốc trong một dịch bệnh bùng phát ở Đông Bắc, Trung Quốc. Wu đã đi sâu vào khu vực bị ảnh hưởng để kiểm tra công tác phòng chống và kiểm soát, sau đó sớm phát hiện dịch bệnh là một dạng bệnh viêm phổi lây lan bởi những giọt nước trong không khí.
Ngoài việc đề xuất các biện pháp nghe có vẻ quen thuộc như cách ly bệnh nhân, phong tỏa các thành phố, Wu cũng thiết kế và phát minh ra một khẩu trang vệ sinh giá rẻ hứa hẹn có ích cho việc chữa khỏi căn bệnh này.
Khẩu trang này được làm bằng gạc phẫu thuật có sẵn. Gạc phẫu thuật được gấp quanh miếng bông 4x6 inch, có thể buộc lại bằng một nút thắt và được quấn quanh phía sau đầu. Khẩu trang này khá đơn giản và dễ làm, nó có giả cả phải chăng đối với hầu hết người có nhu cầu.
Các bác sĩ và y tá Trung Quốc lúc đó đã ngưỡng mộ trước sự sáng tạo của Wu và tiếp tục sử dụng thiết kế này trong suốt thế kỷ 20. Họ đã cải thiện một chút nhưng không có thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2003, khi dịch SARS bùng phát đã khiến hàng trăm nhân viên y tế bị lây nhiễm, lúc này khẩu trang bông của Wu vấp phải nhiều hạn chế. Khi đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã quyết định sản xuất ra mô hình khẩu trang mới hơn, hiệu quả hơn.
Trong thời kỳ Cộng hoà (1912 - 1949), Trung Quốc đã phải đối mặt với làn sóng bệnh dịch tả, đậu mùa, bạch hầu, thương hàn, sởi, sốt rét và kiết lỵ. Ở Thượng Hải, đã có 12 đợt dịch tả từ năm 1912 đến 1948. Chỉ riêng năm 1938, thành phố này đã báo cáo 11.365 trường hợp nhiễm bệnh và khiến 2.246 người chết.
Theo như các nhà chức trách về sức khỏe cho biết, thì một trong những biện pháp dễ nhất và rẻ nhất để ngăn chặn những đợt bùng phát dịch bệnh này là phải bắt mọi người đeo khẩu trang.
Năm 1929, chính phủ đã phản ứng với đợt bùng phát viêm màng não bắt nguồn ở Thượng Hải và sớm càn quét cả nước bằng cách khuyến khích người dân tặng khẩu trang và tránh tụ tập nơi đông người. Tại Bệnh viện Tháp trống Nam Kinh ở thủ đô đã bán khẩu trang cho công chức và người dân. Ở những thị trấn nhỏ như Bình Hồ, Chiết Giang, người dân có thể lấy khẩu trang miễn phí.
Ở Thượng Hải, khẩu trang được quảng bá như một phụ kiện thời trang để khuyến khích người dân sử dụng. Để đối phó với dịch viêm màng não, nhà báo nổi tiếng Yan Duhe đã thảo luận về tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang trong năm 1929 trên báo Xinwen Bao với tiêu đề: “Phụ kiện thời trang hot nhất mùa Xuân: Khẩu trang đen".
Trong đó, Yan đề nghị các nhà thuốc nên tranh thủ kiếm lợi nhuận và bán mặt hàng cần thiết để phòng chống dịch bệnh, bao gồm cả khẩu trang. Ông cũng đề nghị chính phủ kêu gọi những người nổi tiếng đeo khẩu trang tại các buổi trình diễn thời trang như một biện pháp thúc đẩy sự phổ biến của sản phẩm này.
Có thể bạn quan tâm
09:14, 15/02/2020
04:34, 09/02/2020
04:25, 08/02/2020
03:00, 02/02/2020
05:00, 01/02/2020
Các tạp chí đương đại thời bấy giờ thường miêu tả phụ nữ đeo chiếc khẩu trang là tấm gương vệ sinh tốt, những con người có ý thức và giáo dục. Trong chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai vào năm 1937, khẩu trang trở thành sự bảo vệ thiết yếu chống lại chiến tranh hóa học và sinh học. Các tạp chí của Hội chữ thập đỏ Trung Quốc, Tạp chí sinh viên bắt đầu xuất bản những bài viết về cách cải thiện khẩu trang hiệu quả bằng cách sử dụng gạc có chứa thuốc như một sự kết hợp để bảo vệ và chống lại khí độc.
Nhìn chung, trong nhiều thế kỷ qua, người Trung Quốc đã dựa vào khẩu trang để tránh khỏi bệnh tật, chiến tranh hóa học và sự ô nhiễm. Trong trường hợp không có sự lựa chọn nào tốt hơn, chúng ta vẫn có thể phải sản xuất lại sản phẩm này.