Thu hồi dự án chậm tiến độ: Cân nhắc tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: QUỐC TUẤN 11/06/2024 12:00

Đồng tình với việc cần cơ chế đủ mạnh để giải quyết dự án chậm tiến độ, thế nhưng, nhiều ý kiến cho hay, cần có quy định rõ hơn các trường hợp thu hồi đất, tránh để doanh nghiệp "chết oan"…

>> Hải Dương: Kiên quyết xử lý dự án chậm tiến độ

Theo đó, nhiều năm qua, hiện trạng dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không thực hiện, chậm triển khai nhưng việc thu hồi gặp khó khăn diễn ra ngày càng phổ biến, và trước hiện trạng đã nêu, Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 đã siết chặt những quy định về thu hồi đất nếu chủ đầu tư không làm đúng cam kết.

Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 đã siết chặt những quy định về thu hồi đất nếu chủ đầu tư không làm đúng cam kết - Ảnh minh họa

Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 đã siết chặt những quy định về thu hồi đất nếu chủ đầu tư không làm đúng cam kết - Ảnh minh họa

Cụ thể, đối với những dự án không hoặc chậm triển khai sẽ chịu cơ chế thu hồi đất rất nghiêm ngặt, khắc phục những quy định quá "mù mờ" về việc chậm thực hiện dự án trước đây. Theo, luật mới quy định chậm so với tiến độ dự án đã đăng ký, sau 48 tháng kể từ ngày doanh nghiệp cam kết đưa dự án vào hoạt động (trừ trường hợp thiên tai, bất khả kháng…) Nhà nước sẽ thu hồi đất mà không bồi hoàn.

Quy định đã nêu sẽ áp dụng đối với đất để thực hiện dự án đầu tư không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng. Hết thời hạn được gia hạn chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Với quy định này, không ít ý kiến cho rằng, đây là biện pháp khả thi và doanh nghiệp phải dự phòng rủi ro bị thu hồi đất.

>>Hải Dương: Giải quyết dứt điểm một số dự án của doanh nghiệp trên địa bàn

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các quy định cần được cân nhắc tranh gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các quy định cần được cân nhắc tranh gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Nhìn nhận về vấn đề đã nêu, TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, quy định này là chế tài rất mạnh đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai hoặc thực hiện dự án nhưng chưa hoàn thành trong 48 tháng thì sẽ bị Nhà nước thu hồi mà không đền bù.

Mặc dù đã đạt mục tiêu về mặt quản lý và nhận được sự đồng tình, thế nhưng, xoay quanh quy định đã nêu, vẫn còn đó không ít ý kiến lo ngại về các rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp sẽ phải đón nhận khi chính sách đi vào thực tế.

Theo ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Lê Thành, Luật Nhà ở có hiệu lực sắp tới sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội. Theo luật này doanh nghiệp không cần phải chờ cơ quan chức năng xác định giá đất thì mới được miễn giảm tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp được miễn, giảm ngay từ đầu. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp làm dự án nhà ở xã hội đang vướng, bị kéo dài thời gian.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi, điều mà doanh nghiệp rất lo lắng hiện nay là quy định nếu trong thời hạn  24 - 48 tháng, doanh nghiệp chưa triển khai dự án thì sẽ bị thu hồi đất mà không được bồi thường. Trong khi thực tế, có nhiều trường hợp bất khả kháng, đó là doanh nghiệp không triển khai được dự án do chậm thủ tục liên quan đến cơ quan chức năng.

“Vì vậy, trong Nghị định hướng dẫn luật cần bổ sung và làm rõ nội dung này, nếu không thì doanh nghiệp sẽ bị chết oan”, vị này bày tỏ.

Đồng thời cho rằng, bây giờ, khi xin chấp nhận đầu tư, dự kiến là dự án triển khai 3 năm, giai đoạn chấp nhận đầu tư chỉ còn 2 năm, vì thủ tục chạy lòng vòng. Ngay khi nộp hồ sơ dù đã ghi mốc thời gian, nhưng khi được chấp nhận đầu tư thì vẫn chưa triển khai dự án, bởi việc xin giấy phép đầu tư và các thủ tục khác tới giấy phép cũng mất 5 năm. Vì vậy, Nghị định hướng dẫn luật này phải ghi thêm nội dung là không thu hồi dự án trong trường hợp bất khả kháng.

Đồng quan điểm đã nêu, xoay quanh nội dung này, không ít ý kiến cũng đề nghị, quy định của chính sách cần được hướng dẫn rõ trong nghị định sắp tới về thời gian, trách nhiệm của các bên để không ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Được biết trước đó, liên quan đến việc giải quyết tình trạng chậm đưa đất vào triển khai dự án, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thời gian tới sẽ hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai về xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng để đảm bảo tính đồng bộ giữa các Luật Xây dựng, Đầu tư, Đất đai.

Bên cạnh đó, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, dự án bị chấm dứt đầu tư để đảm bảo xử lý được cơ bản các vướng mắc.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương : Quyết liệt thu hồi các dự án chậm tiến độ

    Hải Dương : Quyết liệt thu hồi các dự án chậm tiến độ

    23:11, 25/04/2024

  • Hải Dương: Kiên quyết xử lý dự án chậm tiến độ

    Hải Dương: Kiên quyết xử lý dự án chậm tiến độ

    00:05, 16/04/2024

  • Thanh Hóa: Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ

    Thanh Hóa: Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ

    21:30, 14/12/2023

  • Quảng Nam sẽ xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ

    Quảng Nam sẽ xử lý nghiêm các dự án chậm tiến độ

    13:00, 06/12/2023

  • Hải Phòng: Mạnh tay với những dự án chậm tiến độ

    Hải Phòng: Mạnh tay với những dự án chậm tiến độ

    10:28, 18/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thu hồi dự án chậm tiến độ: Cân nhắc tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO