Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết, tất cả cao tốc đều là đường có đường song hành, cho nên thu phí đường cao tốc là sẽ thu phí cả đời, tức là bằng nguồn vốn nào cũng phải thu phí.
Đây là một trong những điểm mới của dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi được ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ đưa ra mới đây.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ có nói trên báo chí rằng: "Tất cả cao tốc đều là đường có đường song hành rồi, cho nên thu phí đường cao tốc là sẽ thu cả đời, tức là bằng nguồn vốn nào cũng phải thu phí. Kể cả BOT sau này, hết thời hạn hoàn vốn thì Nhà nước sẽ bảo trì, tức là dùng nguồn ngân sách hoặc nguồn vốn khác bảo trì và tiếp tục thu phí”.
Tức là, thời gian tới, sau khi Luật Giao thông đường bộ sửa đổi này được thông qua thì nhà nước sẽ có một nguồn thu mới, vĩnh viễn: Thu phí tham gia giao thông trên đường cao tốc.
Việc thu phí cao tốc vĩnh viễn không phải là vấn đề mà vấn đề là hoạt động thu phí phải được tính toán một cách khoa học và công bằng, quản lý phải minh bạch. Cụ thể, mức phí phải được giảm dần theo mức tăng của lưu lượng xe tham gia giao thông qua từng thời kỳ, chất lượng phải tương ứng với khoản thu, Thu-Chi cân đối; nghĩa là không vì lợi nhuận, chỉ thu đủ cho mục đích duy tu, bảo trì chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, là việc thu chi lúc này phải có sự giám sát bởi một uỷ ban thuộc Quốc hội chứ không thể giao toàn quyền cho bên chính phủ. Việc thu phí là để cho việc duy tu, bảo trì công sản phục vụ cho lợi ích quốc gia. Thành ra, cơ quan quản lý phải xác định một mức thu vừa phải, đủ để trả các khoản chi phí trong từng thời kỳ và đệ trình lên Quốc hội để thông qua. "Nếu quản lý ngân sách hiệu quả thì chi phí bảo quản công sản có thể được trích từ nguồn thu thuế được đóng góp của người dân, chứ không nhất thiết phải thu thêm phí" - vị chuyên gia này nói.
Người dân luôn ủng hộ nhà nước khai thác công sản để phục vụ lợi ích cộng đồng, hướng tới việc đạt được lợi ích xã hội ròng - tức mức công lợi lớn nhất sau khi trừ phí tổn. Cao tốc do Nhà nước đầu tư đương nhiên là công sản, cao tốc do tư nhân đầu tư BOT sau khi hết thời hạn khai thác cũng sẽ trở thành công sản. Nhà nước tiếp quản công sản để tiếp tục quản lý khai thác nhằm gia tăng tính công lợi thì không thể kiếm lời từ công sản, bởi đó là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, được người dân uỷ nhiệm quản lý và khai thác.
Mục đích của việc giảm dần mức thu thuế và phí là để tăng lợi ích xã hội, góp phần nâng cao năng suất tổng của nền kinh tế, tức gia tăng tính cạnh tranh chứ không phải là dùng công sản để tận thu cho ngân sách. Ngoài ra, phải tránh tình trạng phí chồng phí, thuế chồng thuế. Nhà nước tăng thu khoản này thì phải giảm khoản khác về tỷ lệ, nhưng vẫn có thể tăng thu ngân sách nhờ sự chênh lệch khác nhau về tính quy mô của các kênh thu. Hiện phí bảo trì đường bộ đã được người dân đóng qua khâu đăng kiểm.
Và cuối cùng, là chỉ có quyền sở hữu công sản của người dân là vĩnh viễn, chứ không thể có quyền khai thác công sản vĩnh viễn. Quyền uỷ thác khai thác và quản lý công sản ấy chỉ được phép có thời hạn (và gia hạn), mà thôi. Người dân không thể trả phí vĩnh viễn cho những sản phẩm không tương xứng về chất lượng, dù là sản phẩm công.
Có thể bạn quan tâm
05:30, 08/06/2020
11:00, 03/06/2020
13:39, 06/09/2018
10:27, 24/08/2016
16:05, 18/02/2019