Thương vụ bán quyền thu phí cao tốc: Một quyết định chưa thỏa đáng?

Nguyễn Việt 06/09/2018 13:39

Vụ án “tranh chấp hợp đồng dịch vụ” về việc thu phí đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương do nguyên đơn là Công ty Yên Khánh và bị đơn là Tổng công ty Cửu Long. 

“tranh chấp hợp đồng dịch vụ” về việc thu phí đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương do nguyên đơn là Công ty Yên Khánh và bị đơn là Tổng Công ty Cửu Long.

“Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” về việc thu phí đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương do nguyên đơn là Công ty Yên Khánh và bị đơn là Tổng công ty Cửu Long.

Theo đơn kiện, Công ty Yên Khánh yêu cầu Tổng công ty Cửu Long hoàn trả số tiền thuế VAT, tiền lãi phát sinh từ số tiền đã vay ngân hàng để thanh toán thuế VAT, tiền phạt do chậm nộp thuế VAT đền bù thiệt hại tổng cộng 86,536 tỷ đồng và yêu cầu không được can thiệp vào hoạt động thu phí của Công ty Yên Khánh tại 4 trạm thu phí trên toàn bộ tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Tổng công ty Cửu Long chấm dứt hành vi yêu cầu Ngân hàng thanh toán khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng số 4746/CIPM-HĐ.

Bất ngờ với quyết định của tòa

Lập tức, ngày 22/8/2018, TAND quận Bình Thạnh ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Tổng công ty Cửu Long theo yêu cầu của Công ty Yên Khánh. Theo quyết định của tòa, Tổng công ty Cửu Long không được có hành vi cản trở đến việc thu phí trên 4 trạm thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương đối với Công ty Yên Khánh, theo hợp đồng các bên đã ký kết; Tổng công ty Cửu Long tạm ngưng cưỡng chế thu hồi số tiền bảo lãnh 100.207.650.000 đồng của Công ty Yên Khánh nộp tại ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh tra toàn diện việc thu phí cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ

    Thanh tra toàn diện việc thu phí cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ

    10:27, 24/08/2016

  • Thu phí cao tốc Quốc lộ 5: Bức tử doanh nghiệp?

    Thu phí cao tốc Quốc lộ 5: Bức tử doanh nghiệp?

    10:18, 28/03/2016

  • Thất bại “toàn diện” từ thương vụ bán quyền thu phí

    Thất bại “toàn diện” từ thương vụ bán quyền thu phí

    11:35, 06/09/2018

Theo Tổng công ty Cửu Long, việc Công ty Yên Khánh kiện ra tòa về việc “tranh chấp hợp đồng dịch vụ” là việc bình thường và chúng tôi sẵn sàng hầu kiện. Tuy nhiên, việc Tòa án quận Bình Thạnh ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này là chưa thỏa đáng và sẽ dẫn đến nguy hại có thể gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mà sau này khó thu hồi được.

Ngày 25-8-2018, đại diện Tổng công ty Cửu Long cho biết, đã có văn bản gửi TAND quận Bình Thạnh yêu cầu thu hồi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ việc Công ty Yên Khánh kiện Tổng công ty Cửu Long. 

Đối với việc can thiệp vào quyền thu phí, tính đến thời điểm hiện nay, Tổng công ty Cửu Long chưa có bất cứ hành vi nào cản trở đến việc thu phí trên 4 trạm thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương đối với Công ty Yên Khánh.

Nói đến khoản tiền 86,536 tỷ đồng mà Công ty Yên Khánh kiện đòi nợ, phía Tổng công ty Cửu Long cho biết, đây là tiền thuế phát sinh do khách quan bởi có sự thay đổi của chính sách pháp luật Nhà nước nên phía Tổng công ty Cửu Long đã tham mưu cho các Bộ, ngành liên quan và báo cáo Chính phủ để giải quyết cho Công ty Yên Khánh. 

Tòa án không có quyền can thiệp

Tuy nhiên, theo ý kiến của các Bộ ngành liên quan thì phải cấn trừ tiền nợ phạt nộp chậm của Công ty Yên Khánh. Nếu thực hiện cấn trừ nợ thì Công ty Yên Khánh vẫn còn phải nộp cho ngân sách Nhà nước trên 170 tỷ đồng. Nếu Tổng công ty Cửu Long không có giải pháp để thu số tiền này kịp thời thì sẽ thất thoát tiền của Nhà nước. Vì vậy, việc Tòa án quận Bình Thạnh ra quyết định khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của Công ty Yên Khánh sẽ gây cản trở thu nợ và thiệt hại về sau.  

Bình luận về vấn đề này, Luật sư Thái Văn Chung (Hãng luật Nguyên Giáp - Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) cho rằng, Tổng công ty Cửu Long và Công ty Yên Khánh ký kết hợp đồng quyền thu phí và thực hiện theo hợp đồng. Nếu trong hợp đồng có quy định về trường hợp một trong hai bên có vi phạm thì bên kia có quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hợp đồng và yêu cầu ngân hàng thu hồi số tiền bảo lãnh hợp đồng.

Trường hợp này, tòa án không có quyền can thiệp vì hai bên đang thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết. Nếu Tổng công ty Cửu Long thấy Quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND quận Bình Thạnh không có căn cứ thì có thể khiếu nại yêu cầu hủy bỏ quyết định này.

“Nếu tòa án không hủy bỏ, sau này thất thoát ngân sách Nhà nước thì tòa phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với quyết định của mình. Lúc đó, Tổng công ty Cửu Long có quyền khởi kiện ở một vụ án khác để đòi quyền lợi của mình”, ông Chung nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thương vụ bán quyền thu phí cao tốc: Một quyết định chưa thỏa đáng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO