Thất bại “toàn diện” từ thương vụ bán quyền thu phí

Diendandoanhnghiep.vn Việc bên mua quyền thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương là Cty Yên Khánh thanh toán “lai rai” cho TCT Cửu Long được đánh giá là thất bại toàn diện trong thương vụ bán quyền thu phí cao tốc này.

Hợp đồng mua bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM-Trung Lương có thời hạn 5 năm (từ ngày 1/1/2014 đến hết ngày 31/12/2018). Theo quy định của hợp đồng, Công ty Yên Khánh phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) đủ số tiền bán quyền thu phí 2.004 tỷ đồng trong ba đợt và kết thúc nộp đợt cuối vào tháng 10/2014

 Trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.p/Ảnh: Đức Thanh

Trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ảnh: Đức Thanh

Phạt 264 tỷ đồng vì chậm thanh toán

Tuy nhiên, trên thực tế Công ty Yên Khánh đã nộp 15 đợt và kết thúc đợt cuối ngày 31/3/2017, quá hạn so với hợp đồng hai bên đã ký hơn hai năm. Vì vậy, theo Tổng công ty (TCT) Cửu Long, Công ty Yên Khánh đã vi phạm hợp đồng và phải chịu mức phạt do chậm thanh toán tại hợp đồng mua bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương 264 tỷ đồng.

Ðể thu hồi số tiền nêu trên, TCT Cửu Long đã ra nhiều văn bản yêu cầu Công ty Yên Khánh thanh toán tiền phạt. Ðồng thời, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có Văn bản 8258/BGTVT-TC ngày 30/7/2018 yêu cầu TCT Cửu Long khẩn trương thu hồi số tiền phạt chậm thanh toán của Yên Khánh hơn 100 tỷ đồng.

Căn cứ điều khoản của hợp đồng mua bán quyền thu phí và quy định của pháp luật, Bộ GTVT giao Tổng công ty Cửu Long phối hợp Tổng cục Ðường bộ Việt Nam thu hồi kịp thời, đầy đủ số tiền còn lại từ Công ty Yên Khánh (sau khi đã tịch thu giá trị bảo đảm thực hiện Hợp đồng).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT, ngày 30/7 vừa qua, Tổng công ty Cửu Long đã có văn bản yêu cầu ngân hàng BIDV - Chi nhánh Thành Ðô thanh toán toàn bộ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng 100 tỷ đồng. Ngày 1/8, Tổng cục trưởng Ðường bộ Việt Nam tổ chức họp, yêu cầu Cty Yên Khánh phải nộp kinh phí phạt chậm do vi phạm hợp đồng trước ngày 25/8. 

Nếu Công ty Yên Khánh không thực hiện, Tổng cục sẽ báo cáo Bộ GTVT thu hồi quyền thu phí và giao Tổng công ty Cửu Long thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1/9/2018 để thu hồi số tiền phạt hợp đồng bán quyền thu phí. Tuy nhiên, đến nay Công ty Yên Khánh vẫn không thanh toán và tiến hành kiện Tổng công ty Cửu Long ra tòa án, yêu cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp.

Ðại diện Tổng công ty Cửu Long cho rằng, đơn vị này bất ngờ khi nhận được Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân (TAND) quận Bình Thạnh, TP HCM và Quyết định của Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Thạnh, TP HCM về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Tổng công ty Cửu Long.

Không đồng tình với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND quận Bình Thạnh, Tổng công ty Cửu Long đã làm đơn khiếu nại gửi đến TAND quận Bình Thạnh và Viện Kiểm sát nhân dân quận Bình Thạnh, đề nghị TAND quận Bình Thạnh thu hồi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Tổng công ty Cửu Long để có thể triển khai thực hiện được các giải pháp thu hồi tiền phạt, nộp ngân sách nhà nước, tránh thất thoát.

Đừng để người dân phải “oằn vai” gánh chịu

Trước đó, TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã trình Bộ GTVT xem xét Đề án nhượng quyền vận hành, khai thác (O&M) dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và dự án đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đánh giá về đề xuất nhượng quyền vận hành khai thác đường cao tốc của VEC, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, thẳng thắn cho rằng việc nhượng quyền này trên thế giới có nhiều nhưng họ làm BOT rất minh bạch, chính quyền và người dân đều nắm được thông tin về dự án. "Còn Việt Nam làm BOT chưa minh bạch, nhiều thứ rất mù mờ, không biết tổng mức đầu tư bao nhiêu là đúng, quyết toán thế nào là đúng”, ông Sanh băn khoăn.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, khung pháp lý về vấn đề nhượng quyền khai thác dự án hạ tầng của Việt Nam còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa rõ ràng; khung pháp luật và khung tài chính không rõ nên coi chừng đẩy giá ảo lên, không khéo trở thành chuyện để các bên "mua bán" lẫn nhau và rồi sẽ xảy ra câu chuyện lợi ích nhóm.

"Nếu không có khung pháp lý, khung tài chính rõ ràng để kiểm soát việc nhượng quyền cho doanh nghiệp nước ngoài, những rủi ro, hậu quả trong việc đóng phí cao, đóng phí dài thì người dân phải oằn vai chịu", TS Sanh lo ngại. 

Còn PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên trường Đại học Bách khoa TP HCM đề nghị làm rõ tính minh bạch của các công trình BOT, trong đó có cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, đặc biệt là vấn đề kinh phí.

Nhiều trường hợp khai khống chi phí lên để thu phí cao và nhiều năm. Cái này có lợi cho chủ đầu tư. Trong trường hợp đó, bên nhận nhượng quyền khai thác cũng được lợi lớn vì sẽ thu phí trong thời gian lâu dài và được rất nhiều tiền mà không phải bỏ tiền ra làm đường. Số tiền đó phải cao hơn số tiền mà bên nhượng quyền đưa ra.

“Như vậy, bên mua có lời mới mua, còn bên bán thì lời rất nhiều mới bán. Nếu tìm ra công trình đầu tư thấp hơn mức giá mà chủ đầu tư khai thì phải giảm mức phí thu xuống và lúc ấy không thể nhượng quyền khai thác cho nhà đầu tư với giá cao như vậy", ông Tống nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thất bại “toàn diện” từ thương vụ bán quyền thu phí tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714722557 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714722557 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10