Việc Thủ tướng Theresa May từ chức là minh chứng cho sự tàn khốc của chính trường Anh.
Sau khi dành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, trong ba năm ngồi trên chiếc ghế Thủ tướng Anh, các chuyên gia nhận định, bà Theresa May đã dành cả sự nghiệp chính trị của mình để chiến đấu và lèo lái thỏa thuận Brexit. Tuy nhiên, sự kiện này cũng là yếu tố chính dẫn đến sự ra đi của bà May.
Chính trị gia người Anh Alexis de Tocqueville nhận định, việc bà May rơi vào tình cảnh này là điều có thể thấy trước. Bà May không có khả năng kết bạn hay có thêm đồng minh. Điều đó đã tước đi sự hỗ trợ mà đáng lẽ bà nên có trong sự nghiệp của mình. Bà ấy khá cứng nhắc và thiếu linh hoạt, ngay cả khi đang tìm kiếm một thỏa thuận.
Có thể bạn quan tâm
07:10, 12/04/2019
13:00, 08/04/2019
05:01, 07/04/2019
11:15, 01/04/2019
Bà May đã chiến đấu trong một cuộc tổng tuyển cử năm 2017 và đạt được số phiếu tín nhiệm cao. Nhưng ngay sau đó, bà phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu nội bộ đảng Bảo thủ và tiếp tục rơi vào một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội Anh. Bà cũng mất đi sự ủng hộ của hơn 30 bộ trưởng, nhiều người trong số họ đã từ chức do những bất đồng của Brexit.
Thậm chí, ngay từ cuộc tổng tuyển cử năm 2017 đã cho thấy sự sai lầm trong toan tính của bà May, mặc dù bà dành chiến thắng nhưng đảng Bảo thủ đã mất đa số ghế trong Nghị viện Anh. Kết quả sau đó dẫn đến việc bà phải liên minh với 10 nhà lập pháp từ đảng Liên minh Dân chủ của Bắc Ireland để tiếp tục nắm quyền. Kể từ đó, bà mất nhiều công sức để duy trì mối quan hệ giữa hai đảng.
Sự mất đồng thuận đã khiến quyền lực của bà May bị phân tán và đẩy bà vào tình thế khó khăn. Thỏa thuận Brexit ký với EU bị nhiều nghị sĩ phản đối. Một số người cho rằng Anh đã nhượng bộ quá nhiều và nó vẫn khiến Anh bị ràng buộc với các quy tắc của EU. Trong khi đó, các nghị sĩ thân EU muốn có một Brexit nhẹ nhàng hơn, vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khối.
Kể từ đó, bà May sa vào những sai lầm tiên tiếp khi việc cố gắng đàm phán với Công đảng làm các nghị sĩ trong đảng Bảo thủ phật lòng vì họ cho rằng bà nhượng bộ phe đối lập. Việc bà gợi ý để quốc hội Anh biểu quyết xem có nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới về việc đi hay ở EU hay không là "giọt nước tràn ly", đẩy nước Anh vào sự hỗn loạn.
Thủ tướng Anh đã không xử lý được điều đó. "Bà May đã đi sai trọng tâm và không có một đồng minh thân cận nào chỉ ra được điều đó. Đảng Bảo thủ đã lo sợ sự hỗn loạn chia rẽ và có khả năng đẩy nước Anh đi xa hơn sự tranh cãi về Brexit. Họ cần một điều gì đó chấm dứt hết những tranh cãi này. Và bà May đã từ chức, như một biện pháp", nhà nghiên cứu chính trị David Runciman cho biết.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng khuyến khích Anh chấp nhận thỏa thuận Brexit của bà May và nói thêm rằng điều quan trọng nước Anh cần phải làm là tìm một thỏa thuận thay vì thay thế Thủ tướng.
Do đó, việc bà May từ chức đã phản ánh sâu sắc sự chia rẽ nội bộ khó có thể hàn gắn đang diễn ra tại nước Anh. Brexit chỉ là một mồi lửa. Lý do khiến bà May thất bại là do bà đã không thỏa hiệp được với các luồng quan điểm đang "xé" nước Anh ra thành nhiều mảnh.
Mặc dù vậy, sự ra đi của bà May sẽ chẳng tạo ra được sự khác biệt nào đáng kể cho Brexit. Một số phiên bản của thỏa thuận hiện tại có thể sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện nếu mối quan hệ kinh tế với EU không được cải thiện.
Thủ tướng tiếp theo của nước Anh vẫn sẽ phải tìm kiếm một thỏa thuận có khả năng được thông qua bởi Hạ viện và kết nối lại một cộng đồng chính trị để tìm ra tiếng nói chung. Lập trường chủ yếu trong đảng Bảo thủ là ủng hộ nước Anh rời EU, nhưng điều gây chia rẽ là việc rời đi như thế nào.
Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh hiện tại, một ứng viên với lập trường ủng hộ mạnh mẽ "Brexit cứng" sẽ có lợi thế hơn các ứng viên trung lập. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc Thủ tướng mới của nước Anh dễ dàng đi vào vết xe đổ của bà May.