Thủ tướng: “Trước khi gieo hạt xuống phải tính tới việc sản xuất bao nhiêu, bán cho ai”

Diendandoanhnghiep.vn Trước thực trạng “ế” nông sản liên tiếp thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Nghị định 210 về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cùng các biện pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh chế biến nông sản sẽ là hướng đi bền vững.

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân, với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới" ngày 9/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nghe và giải đáp nhiều câu hỏi, vấn đề nóng của người nông dân.

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân, với chủ đề

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân, với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới".

“Giải cứu” chỉ là cục bộ

Theo đó, thực tế có nơi, người nông dân phải nhổ bỏ củ cải, su hào hay thậm chí đốt bỏ cả mía vì giá quá rẻ mạt. Đơn cử, đầu tháng 3 vừa qua những người nông dân đã phải ngậm đắng nuối cay khi hàng loạt hàng nông sản rớt giá, như mướp đắng, dưa chuột, đậu cô-ve giá chỉ 2.000-3.000 đồng/kg, hành tím 5.000 đồng/kg, thậm chí cả hoa ly cũng chỉ 2.000 đồng/cành...

Đơn cử như tại huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Hưng Nguyên,... (Nghệ An), nông dân bỏ mặc ruộng rau không thèm thu hoạch. Bởi, su hào rớt giá thê thảm chỉ còn 1.000 đồng/củ, hành hoa 3.000-4.000 đồng/kg, cải bắp hay rau cải các loại 1.000 đồng/kg,...Giá rau rẻ hơn cả cốc trà đá nên mỗi sào rau, người dân chịu lỗ từ 1-2 triệu đồng.

Hay như xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam), nông dân lao đao khi từ sau Tết đến giờ, dưa chuột giá chỉ còn 500-1.000 đồng/kg, đậu cô-ve, mướp đắng giá chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg. Rồi Vĩnh Châu (Sóc Trăng), người nông dân đang phải bán giá hành tím ở mức 5.000đ/kg. Tình trạng này đã kéo dài suốt 2 tháng nay…

Hay gần đây, ngay tại thủ phủ sản xuất nông sản Đà Lạt, các mặt hàng nông sản như khoai tây, hành tây cũng đang xuống giá. Đó là một thực tế rất đáng buồn đối với ngành nông nghiệp nước ta.

“Tôi vừa là người sản xuất vừa là người làm thương mại xuất khẩu rau củ khá lâu và tôi nhận thấy điểm yếu lớn nhất của mình là khâu tổ chức sản xuất.Như tôi, nếu bạn hàng đặt 10 tấn cà chua thì có thể còn lo được với chất lượng mẫu mã giống nhau, nhưng nếu 50 tấn thì không biết mua ở đâu cho đủ”, nông dân Tăng Xuân Trường đặt vấn đề.

Trả lời vấn đề này, Thủ tướng khẳng định đã có những mô hình của người nông dân tuy nhỏ nhưng khá hiệu quả về sản xuất, bảo quản nông sản. 

“Sáng nay, tôi đã trực tiếp vào thăm nhà máy của nông dân Tăng Xuân Trường, tôi rất mừng trước quy mô nhà máy, cơ sở sản xuất. Tuy công nghệ không phải phức tạp, nhưng kho lạnh của nhà máy đảm bảo -16 độ, giúp su hào, bắp cải luôn có chất lượng tốt, màu sắc đẹp”, Thủ tướng dẫn chứng, đồng thời nhận định đây là điều khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc rất ưa thích.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ

Thủ tướng khẳng định, đi đâu cũng tìm thị trường, giới thiệu doanh nghiệp, nông sản củ quả của Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định, chưa bao giờ nông nghiệp có được thành quả lớn như thế. “Còn những việc nhỏ lẻ như su hào, củ cải nhổ bỏ vì giá giảm, mía phải đốt đi vì không có nhà máy thu mua chỉ là hiện tượng cục bộ, không phải là tình trạng chung của nông nghiệp cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho rằng, từ nông thôn tới đồng bằng, miền núi tới miền xuôi sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị cao. Nhưng ở đâu đó, vào thời điểm nào đó, vẫn xuất hiện tình trạng được mùa mất giá nông sản và phải tìm cách khắc phục.

Hiện nay, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ ngành liên quan đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, chỉnh sửa và bổ sung Nghị định 210 về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. “Hi vọng chính sách mới này sẽ tạo động lực giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn”, Thủ tướng tin tưởng.

Sản xuất theo tín hiệu thị trường

Cùng với đó, Thủ tướng khẳng định giải pháp tiếp theo là phải nỗ lực tìm thị trường hơn nữa. “Chính phủ, Quốc hội, các đoàn công tác bộ ngành đi đâu cũng tìm thị trường, giới thiệu doanh nghiệp, nông sản củ quả của Việt Nam”, Thủ tướng nói.

Nhiều loại nông sản củ quả của Việt Nam đã tham gia các thị trường lớn, Thủ tướng cho rằng việc tìm thị trường Nhà nước phải làm, nhưng doanh nghiệp, người sản xuất cũng có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này, đó là khâu sản xuất phải theo tín hiệu của thị trường, phân phối phải đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. 

“Tôi quán triệt tinh thần này đến hộ nông dân, đến HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp. Chúng ta cần xây dựng quy hoạch sản xuất theo vùng, để làm sao sản xuất phù hợp với năng lực, điều kiện địa phương chứ không phải làm ào ào. Trước khi gieo hạt xuống phải tính tới việc sản xuất bao nhiêu, bán cho ai”, Thủ tướng khẳng định.

Đặc biệt, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải đẩy mạnh chế biến nông sản hơn nữa. Hiện cả nước mới có 8 nhà máy chế biến nông sản. Gần đây đã có thêm nhà máy chế biến nông sản lớn nhất cả nước ở Long An.

“Chúng ta sản xuất được, nhưng chế biến mới là khâu quan trọng để chủ động điều tiết thị trường, các doanh nghiệp cần tham gia xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao giá trị nông sản. Ở các nước, nhờ có nhà máy chế biến nên trái cây, nông sản có thể bảo quản tới 6 tháng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng: “Trước khi gieo hạt xuống phải tính tới việc sản xuất bao nhiêu, bán cho ai” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693299 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693299 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10